- Khi một bài thơ sinh ra là một lần ta thoát khỏi vòng tay đeo bám của những suy tư u ám... Dù thơ luôn dẫn tôi theo kiểu đường quang không đi chỉ đâm quàng bụi rậm, tôi vẫn quan niệm rằng, sinh ra ở đời là được chứ không bao giờ là mất…”,nhà thơ Hồng Thanh Quang.


Giới văn nghệ sỹ, các phóng viên báo chí… có lẽ đã quá quen thuộc với cái tên Hồng Thanh Quang – Đại tá, Nhà thơ, Nhà báo Hồng Thanh Quang, P.TBT Báo Công an Nhân dân, Chịu trách nhiệm nội dung tờ báo yêu thích “An ninh Thế giới Giữa tháng – Cuối tháng”.

{keywords}
Đại tá, Nhà báo, Nhà thơ Hồng Thanh Quang.

Nhưng trên hết, những người chưa từng gặp anh, chưa một lần tiếp xúc với anh… đều đã từng sẽ chia những cung bậc cảm xúc, khi một lần bất chợt, bỗng ngân lên ca từ thổn thức tự đáy lòng… “Người-đàn-bà-giấu-đêm-vào-trong-tóc/ Còn điều chi em mải miết đi tìm”.

Bẵng đi một thời gian dài bận rộn vì công việc, người ta ít được nghe về thơ của anh, ít gặp một người đàn ông với khuôn mặt đầy ưu tư, mái tóc bồng bềnh như một lọn mây rủ ngang trên triền núi trong chương trình “Bạn yêu thơ” của Đài Truyền hình Việt Nam.

Phải bốn năm sau, sau khi phát hành tập thơ 101 Bài thơ tình (2009), vào tiết Thu của năm 2013, người ta ngỡ ngàng được gặp Nỗi buồn tốc ký với hai tập mang tên: Nỗi buồn tốc ký 1 và Nỗi buồn tốc ký - hai tập thơ đầy đặn và cũng đầy ưu tư của Hồng Thanh Quang.

Nỗi buồn tốc ký 1 dày gần 400 trang, với 354 bài được lựa chọn từ 700 bài mà nhà thơ đã sáng tác trong một năm trở lại đây. Facebook đã đưa nhà thơ Hồng Thanh Quang tiếp nối với thế giới cộng đồng mạng, thói quen viết giữa đám đông luôn gây hưng phấn cho sự sáng tạo trong anh.

Hồng Thanh Quang viết thẳng lên facebook và post thơ theo dạng status, có những khi đã viết, đã post thì không thể sửa lại. Lắm khi, tay anh run lên vì tốc ký, bởi ngôn ngữ thơ chảy tràn trong não nhanh hơn cử động của mười đầu ngón tay. Và ngay sau đó, mỗi bài thơ nhận được hàng trăm, có khi đến nghìn like trong thời gian rất ngắn, cùng comment của bạn đọc. Một sự tương tác thú vị, nhưng không làm anh ảo tưởng về thị hiếu đám đông.

Nỗi buồn tốc ký 2 dày dặn hơn, gồm 433 bài, viết trong thời gian 30 năm, bắt đầu từ bài thơ tình đầu tiên từ năm 1979, với 4 khúc ca:

Em trong ngày đã khuất/ Em trong ngày đang qua/ Em trong ngày sắp tới,/ Anh đều yêu/ Xót xa!... (Khúc VI. T185.Sdd)

{keywords}

“Mỗi ngày với tôi là một ngày lao động. Đánh dấu một ngày bằng những bài thơ. Rồi đến ngày nhận ra, công việc chính mình đang làm, chỉ là sự thêm vào trong cuộc sống thơ.” (Hồng Thanh Quang).

Mỗi ngày với tôi là một ngày lao động. Đánh dấu một ngày bằng những bài thơ. Rồi đến ngày nhận ra, công việc chính mình đang làm, chỉ là sự thêm vào trong cuộc sống thơ.

Thơ đã cứu tôi khỏi tuyệt vọng. Ngay từ khi còn bé, tôi đã có những cảm xúc bi quan về kiếp nhân sinh và vì có thơ nên tôi mới không có những hành động dại dột. Khi một bài thơ sinh ra là một lần ta thoát khỏi vòng tay đeo bám của những suy tư u ám... Dù thơ luôn dẫn tôi theo kiểu đường quang không đi chỉ đâm quàng bụi rậm, tôi vẫn quan niệm rằng, sinh ra ở đời là được chứ không bao giờ là mất, vì trong kiếp người, mất thực ra cũng là được...

Tôi vẫn nghĩ, không có thơ thì tôi còn có gì nữa?! Cho nên dù có lận đận bao nhiêu với thơ thì cũng không phải tại thơ mà là tại cái số của mình như thế. Với lại, tôi đã quen với những sự lận đận và chênh vênh rồi nên nếu không sống như thế thì hẳn tôi sẽ cảm thấy tẻ nhạt lắm...” (Nhà thơ Hồng Thanh Quang)

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói về thơ của Hồng Thanh Quang: “Đọng lại trong tôi thơ Hồng Thanh Quang là da diết và khắc khoải. Da diết trong giọng điệu. Khắc khoải trong tâm trạng.

Đọc thơ anh có cảm giác như bài thơ nào anh cũng vắt kiệt mình mà viết, cảm xúc cứ ùa ra chảy tràn câu chữ, dù câu chữ trong thơ anh thường là ngay hàng thẳng lối của những thể thơ quen thuộc, nhưng rồi độc giả bị hút theo dòng chảy cảm xúc tâm trạng của nhà thơ tưởng hụt hơi ở bài thơ này thì anh lại cho người đọc được đầy tràn bằng bài thơ khác.

Cứ thế miên man, nồng nàn những cung bậc tình yêu, tình đời trong thơ Hồng Thanh Quang. Mà ai đã từng nghe Hồng Thanh Quang đọc thơ thì khi đọc thơ anh trên văn bản con mắt sẽ dễ bị cuốn đi theo giọng đọc của anh trong tâm tưởng. Nói thế nghĩa là nói thơ anh giàu nhạc điệu, âm thanh. Cho nên có khi cả người làm thơ và người đọc thơ phải có sức chống chọi với quán tính, thói quen của vần điệu kéo đi, dù được đắm chìm vào đó đã là hạnh phúc”.

Nhà thơ Hồng Thanh Quang, tên thật là Đặng Hồng Quang, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1962 tại Hà Nội. Lớn lên trên phố Hàng Đào. Quê quán: thôn La Tiến, xã Nguyên Hoàm huyện Phú Cừ, tỉnh Hưng Yên.

Tốt nghiệp kỹ sư vô tuyến điện quân sự tại Liên Xô cũ năm 1986. Nhập quân đội từ tháng 7 năm 1979. Chính thức bước vào nghề báo tháng 5 năm 1987.

Cử nhân báo chí, nhà thơ, nhà báo Việt Nam.

Hiện nay nhà thơ Hồng Thanh Quang là Đại tá An ninh Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân - chuyên đề An ninh thế giới, chịu trách nhiệm nội dung các chuyên đề An ninh Thế giới Tuần, Giữa tháng và An ninh Thế giới Cuối tháng.

Thơ sáng tác

• "Trữ tình. Thơ" (1993)

• "Không thể nào nguôi" (1996)

• "Mùa dịu dàng" (1999)

• "Chỉ là mơ thấy" (2003)

• “Sống như không thể chết” (2005)

• "101 bài thơ tình" (2009)

Thơ dịch

• "Linh cảm người đang yêu" (1995)

• "Gửi người con gái xa xôi" (Konstantin Simonov) (1996)

• "Một góc thơ Nga" (2000)

Các tác phẩm khác

• "Thời luận" (tuyển tập báo chí, 2000)

• "V.Putin, sự lựa chọn của nước Nga" (bình luận chính trị, 2001)

• “Những lát cắt số phận” (chân dung nhân vật, 2007)

  • Di Linh