Theo đó, MWG quyết định giảm tỷ lệ chia cổ tức về 5%/mệnh giá, tương đương 500 đồng/cp. Tỷ lệ này giảm phân nửa so với nghị quyết được thông qua hồi đầu tháng 7/2021 là 1.000 đồng/cp.

Với hơn 475 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền cần chi ra cho đợt chia cổ tức của Công ty sẽ giảm đi một nửa còn khoảng 237 tỷ đồng. Giải trình động thái này, MWG cho biết hiện Công ty ưu tiên đảm bảo dòng tiền cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh rủi ro dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp.

Trước đó, MWG dự kiến chi khoảng 475 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 10%. MWG cũng thông qua phương án phát hành gần 238 triệu cổ phiếu trả cổ tức từ lợi nhuận giữ lại năm 2020. Tỷ lệ phát hành 2:1, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được nhận về 1 cổ phiếu mới. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 2.380 tỷ đồng.Thời gian chi trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu dự kiến trong tháng 7-8 năm 2021.

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Tài

Kết thúc nửa đầu năm, MWG đạt doanh thu 62.500 tỷ đồng - tăng 12% và LNST đạt 2.600 tỷ đồng – tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý 2, MWG đạt doanh thu 32.000 tỷ đồng – tăng 20% và LNST đạt nghìn 1.200 tỷ đồng – tăng 36% so với quý 2/2020.

Liên tục mở rộng quy mô và mặt hàng kinh doanh, từ bán điện thoại đến bách hoá, Thế Giới Di Động kinh doanh cả đồng hồ thời trang.

Công ty cổ phần Thế Giới Số - Digiworld (DGW) vừa có thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2020 và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày 23/8, Digiworld sẽ chốt danh sách quyền nhận cổ tức năm 2020 và nhận cổ phiếu thưởng

Công ty sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%, thời gian thanh toán bắt đầu từ ngày 8/9. Như vậy, với hơn 44,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ phải chi xấp xỉ 44,2 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phát hành 44,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ phân bổ 1:1 cho cổ đông hiện hữu từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn điều lệ Digiworld dự kiến gấp đôi lên 884 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 31/12/2020 (xấp xỉ 670,15 tỷ đồng).

Về kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021, công ty có doanh thu 9.225 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 61% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 223 tỷ đồng, tăng 139% và hoàn thành 74% kế hoạch năm.

Trên thị trường chứng khoán, DWG chốt phiên 16/8 có giá 163.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 91% so với phiên giao dịch đầu năm 4/1.

Chỉ số VN-Index 

Theo công ty CK BIDV (BSC), dòng tiền đầu tư tiếp tục quay trở lại thị trường khi có 14/19 ngành tăng điểm, với độ rộng duy trì trạng thái tích cực, cùng thanh khoản tăng mạnh so với phiên trước.

Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Chỉ số VN-Index hồi phục trở lại sau khi chạm vùng hỗ trợ quanh 1.340 điểm là dấu hiệu cho xu hướng vận động tăng ngắn hạn, khả năng củng cố 1.370 điểm, và hướng tới ngưỡng tâm lý 1.400 điểm.

{keywords}
Chỉ số VN-Index ngày 17/8

Nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng giá, 30/32 mã cổ phiếu chứng khoán đang tăng giá trong đó có nhiều cổ phiếu tăng trên 5-10%. Sắc xanh, tím lan tỏa toàn bộ "dòng" cổ phiếu này. SSI tăng 3,9% lên 61.300 đồng/cp. BMS, HAC, APS, SBS, TCI, PSI, IVS, TVB, BSI, EVS, HBS, AAS, WSS đang đạt mức tăng bứt phá trên 7%.

Cổ phiếu GVR tăng nhanh, mạnh mẽ và hiện đang giao dịch ở vùng giá trần.Nhóm phân bón, cổ phiếu DPM tăng hơn 6%, DCM tăng trên dưới 3%; ở nhóm vận tải, GMD cũng khởi sắc trở lại, STG tăng trên dưới 5%, HAH sau 2 phiên giảm sàn cũng bật ngược tăng mạnh lên mức giá trần.

Ngoài ra, đà tăng của VN-Index hôm nay còn có sự hỗ trợ đắc lực của các mã trụ khác như HPG, MSN, VNM, GAS, FPT, đặc biệt là GVR với mức tăng trần lên 37.200 đồng khối lượng khớp lệnh hơn 9,5 triệu đơn vị và dư mua trần gần 1,5 triệu đơn vị.

Kết thúc phiên giao dịch 16/8, VN-Index tăng 13,91 điểm (1,03%) lên 1.370,96 điểm. Toàn sàn có 266 mã tăng, 117 mã giảm và 32 mã đứng giá. HNX-Index tăng 6,57 điểm (1,95%) lên 343,53 điểm. Toàn sàn có 156 mã tăng, 65 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,87 điểm (2,03%) lên 94,04 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với các phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 32.467 tỷ đồng, tăng 13% so với phiên trước, riêng giá trị khớp lệnh sàn HoSE tăng 13,8% lên 26.150 tỷ đồng. Dù vậy, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 933 tỷ đồng trên sàn HoSE ở phiên này.

Duy Anh

Khối tài sản 'khủng' của ba đại gia Nam Định giàu 'nứt đố đổ vách'

Khối tài sản 'khủng' của ba đại gia Nam Định giàu 'nứt đố đổ vách'

Ba đại gia Nam Định nức tiếng giàu “nứt đố đổ vách” có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt với số tài sản lên tới hàng nghìn tỷ đồng như ông Hồ Xuân Năng, ông Nguyễn Đức Tài và ông Trần Tuấn Dương.