Ánh sáng mặt trời và gió cung cấp năng lượng cho chúng ta, nhưng đồng thời chúng cũng có những hạn chế. Các nhà phát triển vẫn đang nghiên cứu thêm những hình thức sản xuất điện kết hợp cả hai, để thay thế tốt hơn các nguồn năng lượng truyền thống.

{keywords}
Mô hình kết hợp khai thác điện gió và năng lượng mặt trời cũng đã được triển khai ở Việt Nam

Trước hết, ánh sáng mặt trời chỉ đến vào ban ngày. Năng lượng gió là không liên tục và phụ thuộc nhiều hơn vào các mùa khác nhau. Khi chúng ta cần điện, không nhất thiết phải có gió.

Một số ít các nhà phát triển tài nguyên tái tạo đang tìm cách làm cho năng lượng mặt trời và năng lượng gió được phối hợp chặt chẽ hơn, để tạo thành một hệ thống phát điện hỗn hợp. Trên cơ sở hiện có của cả hai, mỗi công ty dựa trên thế mạnh của mình để kết nối hai công nghệ trong chuỗi. Nó có thể thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống tốt hơn là chạy một mình và làm chậm phát thải khí nhà kính.

Trên thực tế, mô hình này đã bắt đầu được triển khai tại xã Bắc Phong và xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận) từ đầu 2019. Đây vốn là vùng đất nhiều nắng và gió, không thích hợp để phát triển trồng trọt nông, lâm nghiệp. Dự án điện gió và năng lượng mặt trời kết hợp đã được Trungnam Group triển khai với tổng diện tích ban đầu khoảng 900 ha. 

{keywords}
Tích hợp lợi thế của điện gió và mặt trời để tạo nguồn năng lượng ổn định và tiết kiệm chi phí đầu tư

Ở Việt Nam, với điều kiện thời tiết chia làm 4 mùa ở miền Bắc và 2 mùa ở miền Nam, nhưng nhìn chung vào thời gian nắng ít thì sẽ có mưa, gió và ngược lại. Do vậy, để tận dụng được điều đó, việc kết hợp 2 nguồn điện gió và mặt trời với nhau là một giải pháp hợp lý để tăng tính ổn định của nguồn phát, cũng như tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Đây cũng chính là lý do khiến cho mô hình này đang được áp dụng rộng rãi tại một số tỉnh miền Trung và khu vực ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế về sản lượng sản xuất và đầu ra, ngoài Dự án điện gió Trung Nam do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đầu tư ở trên, mô hình này hiện chủ yếu vận hành một cách tự phát ở quy mô hộ gia đình là chủ yếu.

Theo người phụ trách kỹ thuật của công ty Solarpraxis AG đến từ Đức, qua khảo sát thực tế cùng với việc chạy thử nghiệm, khi các thiết bị điện chạy bằng năng lượng mặt trời, cùng các tuốc bin gió sẽ gia tăng gấp đôi công suất điện. Hệ thống này sẽ hỗ trợ cho hệ thống kia. Khi các tấm pin bị mặt trời che khuất, các tuốc bin gió gần như mạnh lên để hỗ trợ công suất bị hao hụt. Ngược lại với suy nghĩ của mọi người cho rằng, lượng điện gió chỉ chiếm cao nhất là 2%.

Đánh giá của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Phát triển Công nghệ xanh Việt Nam, cũng cho thấy hiệu quả của mô hình này mang lại. Cụ thể, điện gió và điện năng lượng mặt trời là một hệ thống kết hợp ưu điểm của cả tuốc bin phát điện gió lẫn pin mặt trời, nhằm mang lại tính ổn định, hiệu quả và độ tin cậy cao hơn trong quá trình sử dụng. Điện gió khi kết hợp với điện năng lượng mặt trời sẽ là một giải pháp phù hợp với thời tiết, khí hậu tại Việt Nam – nơi có nhiều địa phương có điều kiện gió và nắng đều rất tốt.

Ưu điểm lớn nhất là việc kết hợp lưới điện năng lượng mặt trời và gió sẽ làm giảm tiền đầu tư các lưới điện riêng biệt và tạo ra sự hài hòa giữa các nguồn điện bổ sung cho nhau. Việc lắp đặt hệ thống điện gió kết hợp điện mặt trời giá rẻ mang lại rất nhiều lợi ích như: Tăng tính ổn định cho hệ thống, phù hợp được với nhiều điều kiện thời tiết, và dễ dàng lắp đặt. 

Điệp Lưu

Thiết bị tạo năng lượng sạch từ ánh sáng mặt trời, nước và CO2

Thiết bị tạo năng lượng sạch từ ánh sáng mặt trời, nước và CO2

Thiết bị này được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge và đã thực hiện một bước quan trọng trong quá trình quang hợp nhân tạo.