Theo những người chứng kiến, vụ việc này diễn ra khi một nam du khách trẻ tới viếng thăm một ngôi đền cổ nằm ở núi Cửu Hoa, tọa lạc bên bờ nam hạ du sông Trường Giang của phố Trì Châu thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.

{keywords}
Khỉ đói ngang nhiên vây hãm, kéo và giật áo của nam du khách tới thăm đền

Người đàn ông ngay khi bước những bước đầu tiên lên bậc thang đã bị năm con khỉ vây quay, giành giật cướp đồ ăn khiến anh loạng choạng. Ngay sau đó, một người phụ nữ đi cùng đoàn phía sau đã tìm được xẻng để lao tới giải cứu.

{keywords}
Ngay sau khi được giải cứu, người đàn ông đã nhanh chóng bỏ chạy

Người đàn ông sau đó đã quay lưng bỏ chạy ngay lập tức và bỏ dở kế hoạch viếng thăm ngôi đền cổ linh thiêng này.

Cửu Hoa Sơn trước đây từng có tên là Cửu Tử Sơn do người dân địa phương thấy nơi đây gồm 9 ngọn núi có cùng kích cỡ với nhau. Tuy nhiên, có truyền thuyết lưu truyền rằng vào năm Đường Thiên Bảo (742-755), nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch đã từng đến đây và viết:

"Diệu hữu phân nhị khí
Linh Sơn khai cửu hoa"

Dịch nghĩa:

"Diệu hữu phân trời đất
Linh Sơn nở chín hoa"

Vì vậy mà từ đó ngọn núi này đổi tên thành núi Cửu Hoa.

{keywords}
Núi Cửu Hoa là một trong bốn 'Tứ Đại Phật giáo danh sơn' của Trung Quốc

Tổng diện tích toàn bộ quần thể núi Cửu Hoa vào khoảng 120 km², cùng với các ngọn núi: Ngũ Đài Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây, Nga Mi Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên và Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang, Cửu Hoa Sơn là một trong 4 ngọn núi linh thiêng của Đạo Phật ở Trung Quốc, thường được nhắc đến với cái tên "Tứ Đại Phật giáo danh sơn" khi có nhiều ngôi đền cổ gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát.

Cửu Hoa Sơn hiện có 99 đền chùa với gần 1.000 tăng ni sinh sống và có hơn 10.000 pho tượng Phật, khoảng 2.000 loại văn vật lịch sử quý hiếm. Trong đó, ngôi đền cổ nhất và linh thiêng nhất trên Cửu Hoa Sơn là Hóa Thành tự. Ở đây, còn có 15 pho tượng Nhục Thân (tượng sống) nhưng hiện chỉ có lại khoảng 5 pho tượng để cho du khách thập phương đến chiêm bái.

{keywords}
Hóa Thành tự, ngôi đền cổ và linh thiêng nhất Cửu Hoa Sơn là nơi xảy ra vụ việc trên

Ngoài khu vực thánh địa của Phật giáo, nơi đây còn có phong cảnh hữu tình. Núi non hùng vĩ, tráng lệ với các loại núi đá có hình thù kỳ dị lung linh hòa vào màu xanh của rừng tùng bạt ngàn.

{keywords}
Phong cảnh núi non hữu tình ở Cửu Hoa Sơn

Bên cạnh đó, Cửu Hoa Sơn còn được tô điểm bởi màu trắng xóa của những dòng suối từ khe núi đổ xuống như những dải khói sương mờ đan quyện vào nhau tạo nên một không gian bí ẩn, huyền ảo. Khi lên đây, du khách sẽ có dịp thưởng ngoạn những kỳ quan thiên nhiên với biển mây dày đặc hay cảnh mặt trời mọc, thậm chí là ánh Phật quang. Nhờ vậy, Cửu Hoa Sơn còn được biết đến với nhiều tên gọi như “Liên Hoa Phật Quốc”, “Tú Giáp Giang Nam”...

Cửu Hoa Sơn cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên của nhân loại vào năm 1990.

Đỗ An (Tổng hợp)