Ngày 25/2, tại thôn Như Lân, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên diễn ra lễ ra mắt Nhà văn hoá và không gian văn hóa đọc cộng động. Đây là dự án lan toả văn hoá đọc do Tân Việt Books khởi xướng.

{keywords}
Các đại biểu tại lễ ra mắt không gian văn hoá đọc cộng đồng. 

Lễ ra mắt có sự tham gia của ông Trần Thanh Lâm – Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Minh Nhựt- Vụ trưởng Vụ Văn hoá Văn nghệ, ông Phạm Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ thư viện thông tin và truyền thông, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Phó cục trưởng Cục Xuất bản In và phát hành cùng lãnh đạo chính quyền tỉnh, địa phương.

{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành tại lễ ra mắt. 

Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành chúc mừng dự án xây dựng và cải tạo các nhà văn hoá cộng đồng tại địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn do do Tân Việt Books khởi xướng.

"Sau 8 năm thực hiện ngày sách Việt Nam, năm 2021 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1862/QĐ-TTg tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Theo đó, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ được tổ chức vào 21/4 hàng năm trên phạm vi toàn quốc. Ngay lập tức, Cục đã phối hợp với Vụ Thư viện - Bộ VHTT&DL… để triển khai kế hoạch toàn quốc.

Từ tháng 3, các hoạt động trong khuôn khổ Ngày sách và Văn hoá đọc được đẩy mạnh từ cơ sở. Đây là gốc để xây dựng văn hoá đọc một cách bền vững nhất. Vậy nên với dự án này, chúng tôi hy vọng nó sẽ được nhân rộng. Bà Nguyễn Kim Thoa (CEO Tân Việt Books - PV) đặt ra con số 300 điểm là nơi để phát triển văn hoá đọc như địa điểm này thật là con số đáng mừng. Tôi trân trọng nỗ lực lan toả văn hoá đọc này trong điều kiện không mấy dễ dàng như hiện nay", ông Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu.

Nguyễn Đức Hồng - Chủ tịch UBND Xã Long Hưng cho biết, trước đây nhà văn hoá thôn Như Lân chủ yếu sử dụng để họp các vấn đề của thôn. Tuy nhiên công trình xây dựng mấy chục năm đã xuống cấp. Khi được đầu tư chỉnh trang vừa là nơi hội họp cộng đồng vừa là không gian đọc sách với hơn 6.000 đầu sách hay, quý, người dân được tiếp cận văn hoá đọc nên rất mừng. Ông mong muốn mô hình này có thể lan toả tới tất cả các thôn, xã của Hưng Yên. 

{keywords}
Bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Books.

Bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Books chia sẻ, từ lúc đi học tới khi tốt nghiệp THPT, bà không được tiếp cận cuốn sách nào ngoài sách giáo khoa. Sau này khi có điều kiện tiếp cận với sách, bà nhận thấy sách là nguồn tri thức vô giá giúp bà tự tin hơn, đưa ra được nhiều quyết định quan trọng. Chính vì thế, xây dựng dự án này, bà Thoa chỉ có tâm nguyện duy nhất là làm sao để gieo được mần tri thức cho mọi người, mọi nhà. 

"Tôi muốn nói rằng, các bố mẹ hãy coi việc xây dựng thói quen đọc sách từ nhỏ cho con em mình như trao một tài sản lớn cho con trong tương lai. Tôi cảm nhận được điều này rất rõ, bởi lãng phí nhất là lãng phí thời gian. Con em chúng ta vẫn có thời gian trống, các bậc cha mẹ hãy cố gắng lấp đầy những khoảng trống đó để khi lớn lên chúng không chỉ có tri thức mà còn có cả tâm hồn đẹp", bà Thoa chia sẻ.

Bà Thoa cho biết, với dự án cả tạo và xây dựng nhà văn hoá ở nông thôn thành nhà văn hoá và không gian đọc cộng đồng bà đặt mục tiêu là 300 điểm như thế. "Tôi đặt ra như vậy là tạo áp lực cho chính mình để cố gắng, cố gắng hơn nữa trong việc lan toả văn hoá đọc tới cộng đồng. Chúng tôi sẽ cùng chính quyền địa phương thành lập ban quảy lý cho mỗi nhà văn hoá với ít nhất từ 4-5 người. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng họ để cải tạo, duy trì để hoạt động thường xuyên chứ không bỏ bẵng", bà Thoa nói.

Bên trong không gian văn hoá đọc trưng bày hơn 6.000 đầu sách

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Tình Lê 

Phát động dự án ‘Khuyến đọc Việt Nam’

Phát động dự án ‘Khuyến đọc Việt Nam’

Sách là con đường dẫn đến trí tuệ và dự án Khuyến đọc Việt Nam chính là tiền đề cho việc chấn hưng toàn ngành và đưa đất nước phát triển phồn vinh.