- Cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khoá học và từng năm học.
Trường CĐ đầu tiên ở Việt Nam đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET của Mỹ
"Chưa bao giờ tôi thấy áp lực của nghề giáo lớn đến thế"
"Ngủ quên trong thành tích quá khứ sẽ làm đoàn tàu giáo dục chạy chậm"
Chiều nay, hơn 84% ĐBQH có mặt bỏ phiếu tán thành thông qua luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Các ĐBQH bấm nút thông qua luật Giáo dục đại học |
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật trước khi QH bấm nút thông qua, Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, về hình thức và trình độ đào tạo giáo dục đại học, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định các hình thức đào tạo gồm chính quy tập trung và không tập trung; giao cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) tự chủ quyết định hình thức đào tạo; làm rõ nguyên tắc liên thông giữa các hình thức đào tạo; phân biệt văn bằng các trình độ đào tạo tương ứng với hình thức đào tạo; bổ sung trình độ tương đương hoặc trình độ, văn bằng chuyên gia ở một số lĩnh vực đào tạo chuyên sâu đặc thù.
“UB Thường vụ QH nhận thấy loại hình đào tạo chính quy được quy định trong dự luật chính là loại hình đào tạo tập trung toàn thời gian, còn các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa là loại hình không tập trung”, ông Bình giải thích.
Căn cứ vào các loại hình đào tạo này, cơ sở GDĐH được tự chủ quyết định hình thức, phương thức tổ chức và quản lý đào tạo phù hợp với từng loại hình và trình độ đào tạo.
Tất cả các yêu cầu về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kỹ năng, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra.. của các chương trình đào tạo cho dù được thực hiện theo loại hình nào đều phải đảm bảo chất lượng như nhau. Ông cũng cho biết, khác biệt giữa các loại hình đào tạo chỉ là về thời gian đào tạo và kỹ thuật tổ chức, quản lý đào tạo.
“Bởi vậy, dự luật quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau”, Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nói.
Ngoài ra, kết quả học tập tích lũy được trong quá trình đào tạo sẽ được công nhận theo nguyên tắc liên thông, sinh viên không phải học lại phần khối lượng kiến thức đã tích lũy khi chuyển đổi từ hình thức đào tạo này sang hình thức đào tạo khác theo quy chế đào tạo.
Nhiều chính sách mở rộng tự chủ đại học
Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ phải công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản của các trường này bao gồm việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về các nguồn thu, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Các trường đại học công lập đáp ứng các điều kiện trên và tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên thì được tự chủ xác định mức thu học phí. Các trường đại học còn lại xác định mức thu học phí theo quy định của Chính phủ.
Việc xác định mức thu học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Các trường đại học phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khoá học và từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ
Ngoài ra, luật lần này còn mở rộng quyền tự chủ, cho phép các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và phù hợp nhu cầu thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của giáo dục đại học, chỉ trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết điều kiện mở ngành; quy định trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo; quyết định cho phép mở ngành đối với các cơ sở giáo dục đại học chưa đủ điều kiện quy định được tự chủ mở ngành và đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh.
Khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học thì các trường được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp.
Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định sẽ bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành đào tạo trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
Luật cũng quy định, trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định.
Trường hợp không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu, cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, bảo đảm quyền lợi cho người học, không được tiếp tục tuyển sinh ngành đào tạo đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Các đại học lớn của Việt Nam sẽ phát triển ra sao?
Một trong những nội dung thu hút thảo luận của Quốc hội tại dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi là tổ chức bộ máy của đại học Việt Nam.
Trường đại học được ví như "hàng chợ", "hàng nhái"
Ông Dương Văn Sáu ở Trường ĐH Văn hóa ví von có những trường đại học bây giờ như "hàng nhái", "hàng chợ".
"Tạm ứng lòng tin" cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ?
Nếu được "tạm ứng lòng tin", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ phải cố gắng làm gì?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cá nhân tôi kiên quyết chống tiêu cực thi cử
Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định: Cá nhân tôi là Bộ trưởng phản đối và kiên quyết chống tiêu cực.
Thu Hằng