Khu CNHT Nam Hà Nội (Hanssip) đã giai đoạn 1 đã hoàn thành để thu hút các DN trong nước và ngoài nước vào đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT.
Sự ra đời của Hanssip là sản phẩm cụ thể hóa chủ trương phát triển bằng được ngành CNHT Việt Nam của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ. Ðây là chủ trương hết sức đúng đắn, bởi sau đại dịch Covid-19 vừa qua, chúng ta thấy rằng, các sản phẩm dành cho dân sinh như khẩu trang, thiết bị y tế, máy thở,… rất thiết yếu, trong khi chúng ta chưa sản xuất được bởi thiếu ngành CNHT.
Khu CNHT Nam Hà Nội đã hoàn thành giai đoạn 1. |
Hanssip được quy hoạch, thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản về chuỗi sản xuất liên kết ngay tại KCN theo đơn đặt hàng chuỗi sản xuất toàn cầu. Tập đoàn tư vấn thiết kế Nikken Sekkei Civil của Nhật Bản là đơn vị quy hoạch, thiết kế và tư vấn kết nối thu hút đầu tư.
KCN được quy hoạch phát triển lên tới 640 ha nằm ngay cửa ngõ phía nam Thủ đô, thuộc thành phố vệ tinh Phú Xuyên (là đô thị vệ tinh công nghiệp và logistics), nằm sát hai bên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, rất thuận lợi về giao thông kết nối với cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài và là đầu mối chuỗi liên kết lan tỏa sản xuất và thương mại dịch vụ với các KCN và địa phương liền kề (Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình...) thuộc vùng kinh tế đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Khi đi vào hoạt động theo quy hoạch phát triển, toàn bộ 640 ha của Hanssip sẽ hội tụ khoảng 1.500 đến 2.000 DN lớn nhỏ, trực tiếp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tương ứng tạo ra việc làm cho khoảng 150 đến 200 nghìn lao động trực tiếp.
KCN Hanssip được phát triển đồng bộ với không gian CNHT và công nghiệp khác (chế tạo, chế biến) với đô thị dịch vụ phụ trợ thương mại logistics để người lao động, chuyên gia làm việc, các DN sản xuất tại đây có không gian giao thương tạo chuỗi sản xuất ngay tại KCN. Với những lợi thế đó, Hanssip được coi là động lực thúc đẩy hình thành đô thị thành phố vệ tinh Phú Xuyên (là một trong năm đô thị vệ tinh quan trọng để phát triển kinh tế Hà Nội).
Minh Đức