
Bloomberg trích dẫn các nguồn thạo tin hôm nay (19/4) tiết lộ, Nhà Trắng hiện vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề trên.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff cho biết, nội dung cuộc đàm phán xoay quanh tình trạng của bán đảo Crưm và 4 khu vực khác ở Ukraine đã sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga vào năm 2022 gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Trước đó, Crưm thuộc Ukraine nhưng đã tiến hành trưng cầu dân ý và sáp nhập vào Nga năm 2014.

Kiev đã từ chối công nhận chủ quyền của Moscow đối với các khu vực trên, đồng thời nhấn mạnh sẽ khôi phục lãnh thổ về đường biên giới năm 1991. Ngược lại, Moscow khẳng định các vùng lãnh thổ này thuộc Nga và đây là vấn đề không thể thương lượng.
Theo Bloomberg, hôm 17/4, Mỹ đã trình bày với các đồng minh châu Âu về kế hoạch đóng băng giao tranh dọc theo tuyến đầu hiện tại cũng như nới lỏng lệnh trừng phạt Moscow như một phần của lệnh ngừng bắn tiềm năng nhằm chấm dứt xung đột Nga – Ukraine.
Đáng chú ý, trong tuần này, cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Marco Rubio đều ám chỉ khả năng Washington có thể từ bỏ nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, nếu như các bên không sớm đạt tiến triển đáng kể nào.
Nga khẳng định, để có một nền hòa bình lâu dài, Ukraine phải từ bỏ các yêu sách lãnh thổ và rút quân khỏi những khu vực thuộc lãnh thổ Nga đang nằm dưới sự kiểm soát các lực lượng Kiev. Theo Moscow, một giải pháp hòa bình trong tương lai cũng cần phải giải quyết "nguyên nhân gốc rễ" của cuộc xung đột, bao gồm việc NATO mở rộng hoạt động về phía đông và kế hoạch của Ukraine gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.


Đặc phái viên của Moscow tố ‘nhiều nước’ muốn phá hoại đàm phán Nga - Mỹ
