Văn bản này nêu rõ nguyên tắc, phương thức, nội dung, hình thức và thẩm quyền thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào làm công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Theo dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính. 

Nội dung kiểm định sẽ đánh giá hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức; kiến thức về văn hóa, lịch sử, đạo đức công vụ… và đánh giá năng lực tư duy, nhận thức, khoa học, năng lực ứng dụng vào thực tiễn của thí sinh. 

Đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên, số lượng câu hỏi không quá 100 câu, thời gian 120 phút. 

Đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng, số lượng câu hỏi không quá 80 câu, thời gian 100 phút.

Ảnh minh họa.

Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào của thí sinh được xếp loại như sau:

Loại xuất sắc: Trả lời đúng từ 90% số câu hỏi trở lên;

Loại giỏi: Trả lời đúng từ 80% đến dưới 90% số câu hỏi;

Loại khá: Trả lời đúng từ 70% đến dưới 80% số câu hỏi;

Đạt yêu cầu: Trả lời đúng từ 60% đến dưới 70% số câu hỏi.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển vào làm công chức tại các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi toàn quốc.

Cơ quan, tổ chức căn cứ xếp loại kết quả kiểm định để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. 

Việc kiểm định chất lượng đầu vào không thực hiện với người được tuyển dụng vào công chức thông qua xét tuyển hoặc tiếp nhận.

Đề xuất không yêu cầu phải thi môn ngoại ngữ và tin học

Một điểm đáng chú ý là dự thảo Nghị định đề xuất không yêu cầu phải thi môn ngoại ngữ và tin học vì theo yêu cầu chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân đều yêu cầu đáp ứng trình độ ngoại ngữ bậc 3. 

Đồng thời, tại các cơ sở giáo dục đại học hiện quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên khi tốt nghiệp theo Quyết định số 1400/QĐ- TTg, mà chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đó phù hợp với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ tương ứng với ngạch công chức tham gia dự tuyển. 

Đối với tin học, do hiện nay yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục cũng như quy định việc tổ chức thi tuyển trên máy tính cũng là bước kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học. 

Tuy nhiên, đối với những vị trí việc làm yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ hay tin học ở trình độ cao thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có thể yêu cầu kiểm tra tại lúc thực hiện quy trình tuyển dụng công chức.

Công khai kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ của ứng viên GS, PGS

Công khai kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ của ứng viên GS, PGS

Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố quy định về việc đánh giá năng lực ngoại ngữ của các ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2021.

 
Trường đổi chuẩn đầu ra tiếng Anh, sinh viên kêu 'mất oan' học phí

Trường đổi chuẩn đầu ra tiếng Anh, sinh viên kêu 'mất oan' học phí

Rất nhiều sinh viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tỏ ra không hài lòng, thậm chí bức xúc về thông tin trường đột ngột thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ.