Túi tiền mỗi người một khác. Đừng vội cảm thấy chán nản nếu khoản tiền dành cho đầu tư của bạn không nhiều. Bạn càng liên tục theo dõi chi tiêu của mình thì càng có khả năng sử dụng đồng tiền của mình một cách hợp lý hơn. Nếu bạn kiếm được 35.000 USD mỗi năm thì đây sẽ là bài viết giúp bạn quản lý ngân quỹ của mình, CNBC chia sẻ.
Hiện nay, trên mạng có vô số công cụ miễn phí hoặc giá cả phải chăng để hỗ trợ bạn có thể quản lý tiền của mình một cách khoa học. Dù vậy, quy tắc 50-30-20 vẫn có thể là một lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng để bạn chủ động kiểm soát tài chính.
Việc này khá đơn giản, bạn chỉ cần phân chia tiền của mình theo các tỷ lệ: nhu cầu, mong muốn và tiết kiệm. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã phổ biến ngân sách 50-30-20. Nói một cách đơn giản, nhu cầu, mong muốn và khoản tiết kiệm của bạn nhìn chung phải nằm trong các tỷ lệ phần trăm đó.
Ngoài ra, các tỷ lệ này được coi là mục tiêu để phấn đấu và có thể không phù hợp với ngân quỹ của bạn. Bạn hãy lập kế hoạch cho phù hợp vì đây chỉ là một nghiên cứu điển hình. Giả sử bạn kiếm được 35.000 USD mỗi năm, sau khi trả thuế bạn sẽ có khoảng 2.300 USD mỗi tháng. Nếu chia nhỏ theo tỷ lệ nói trên thì đây sẽ là cách tiền của bạn được sử dụng: 50% cho nhu yếu phẩm, 30% cho những thứ bạn muốn và phần còn lại tiết kiệm.
Điều đầu tiên bạn muốn làm là lập danh sách tất cả các nguồn thu nhập của bạn. Đó là "tiền vào" hàng tháng khi mỗi lần bạn nhận được tiền lương. Hãy nhớ cả nguồn thu cố định hàng tháng và cả thu nhập từ đầu tư nữa. Mặt khác, bạn cần viết ra các khoản chi tiêu, hãy bắt đầu bằng những mục lớn như trả tiền thuê xe hơi, tạp hóa, tiện ích, đi lại và bất kỳ khoản nợ nào bạn cần thanh toán.
Còn những thứ khác thì sao? Những thứ bạn đã chi tiền vì sở thích nhưng có thể không cần thiết như ăn uống bên ngoài, giải trí hay chỉ là một đôi giày mới. Đối xử tốt với bản thân là điều tuyệt vời nhưng hãy làm điều đó trong phạm vi túi tiền của bạn. Và đừng quên dành một khoản tiết kiệm đề phòng những trường hợp bất trắc, tin chắc rằng đây sẽ là khoản thiết yếu trong kế hoạch của bạn.
Lưu giữ hồ sơ điện tử về chi tiêu của bạn sẽ giúp bạn luôn ngăn nắp. Ngoài ra, có những ứng dụng có thể giúp bạn liên kết thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ với ngân quỹ của mình. Bạn có thể theo dõi hoặc thậm chí đặt giới hạn về tiền bạc.
Và nếu có thể, hãy hạn chế thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thẻ ngân hàng luôn được quảng cáo như một giải pháp tài chính, nhưng trên thực tế, đây lại là gánh nặng tài chính đáng kể và là vấn đề của rất nhiều người. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc sử dụng thẻ khiến bạn mua sắm vô tội vạ hơn bởi cách thức trả tiền bằng thẻ có thể đánh lừa bộ não của bạn. Trong khi đó, việc tiêu xài bằng tiền mặt sẽ mang lại cảm giác mất mát rõ ràng.
Tiền có thể eo hẹp ngay cả khi bạn đang làm mọi thứ đúng đắn nhưng cách tốt nhất để không sợ hãi là chuẩn bị sẵn sàng và lập kế hoạch tài chính là bước đầu tiên của bạn.
(Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)
Bốn thay đổi bắt buộc để lo đủ cho cả nhà sống qua mùa dịch
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm thay đổi thói quen chi tiêu mua sắm mùa dịch của hầu hết bà nội trợ Việt, nhất là trong những ngày giãn cách xã hội ở các thành phố lớn hiện nay.