CTCP Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố lợi nhuận quý III với vị trí quán quân trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo đó, trong quý II, doanh nghiệp bất động sản của ông Vượng lãi ròng gần 11,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đạt 27 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ so với cùng kỳ.
Cùng với Vietcombank và Tập đoàn Hòa Phát, Vinhomes của tỷ phú Vượng nằm trong nhóm lợi nhuận tỷ USD. Trong năm 2019 và 2020, Vietcombank và Vinhomes là 2 doanh nghiệp niêm yết đầu tiên đạt ngưỡng lợi nhuận tỷ USD.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tầm trung khác cũng ghi nhận lợi nhuận bứt phá. Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia Lê Phước Vũ tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2020-2021, (từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/9/2021), HSG ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 4,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7 lần so với năm liền trước.
Các doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2021 cho dù đây là giai đoạn rất khó khăn. Cộng đồng doanh nghiệp trải qua 2 làn sóng đại dịch Covid-19.
Không ít doanh nghiệp lớn ghi nhận lợi nhuận tăng kỷ lục và cao nhất kể từ thành lập 20-25 trước đó.
Các tỷ phú ghi nhận túi tiền ở mức cao kỷ lục như Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Thị Phương Thảo. Cũng trong năm 2021, thị trường ghi nhận tỷ phú mới ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Bất động sản Phát Đạt (PDR) hay Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Sunshine Group với 2 mã cổ phiếu mới đưa lên sàn Sunshine Homes (SSH) và Tập đoàn KSFinance (KSF).
Trong 6 tháng đầu năm, Hòa Phát nắm ngôi vị quán quân về lợi nhuận nhờ giá thép tăng mạnh. Tập đoàn của tỷ phú Trần Đinh Long mang về hơn 1 triệu đồng lợi nhuận cho cổ đông trong mỗi giây trong 6 tháng đầu năm.
Ở quý III, vị trí quán quân được trả về cho Vinhomes của tỷ phú PHạm Nhật Vượng. Sở dĩ Vinnhomes ghi nhận lợi nhuận tăng cao nhờ việc bàn giao nhiều căn hộ thấp tầng với biên lợi nhuận cao hơn.
Trước khi công bố kết quả kinh doanh quý III ấn tượng, ông lớn bất động sản số 1 Việt Nam Vinhomes ghi nhận giá cổ phiếu giảm mạnh và vốn hóa bốc hơi hàng tỷ USD trong một thời gian ngắn. Giới đầu tư lo ngại về hoạt động bán hàng cũng như áp lực bán ra cổ phiếu VHM của Vingroup…
Chỉ số VN-Index lên đỉnh lịch sử mới. |
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 1/11
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), dòng tiền tiếp tục đổ vào cổ phiếu cả lớn và nhỏ, qua đó giúp VN-Index hướng lên đỉnh cao lịch sử mới, vượt ngưỡng 1.450 điểm.
Theo MBS, thị trường chứng khoán đã khép lại 1 tuần vượt đỉnh lịch sử và lập các mức cao mới, đà tăng được hỗ trợ bởi mức tăng thanh khoản 19% và khối ngoại quay đầu mua ròng sau chuỗi 11 tuần bán ròng liên tiếp. Chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp đưa thị trường lập các mức cao mới như cởi bỏ tâm lý của nhà đầu tư ở 2 tuần đi ngang trước đó. Thị trường đang được kỳ vọng sẽ lập các đỉnh cao mới khi dòng tiền vẫn tiếp tục gia tăng, VN-Index có khả năng sẽ thử thách ngưỡng 1.465 điểm trong các phiên sắp tới.
Theo SHS, dư địa tăng là vẫn còn nên trong tuần giao dịch mới 1-5/11, VN-Index có VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến những mức đỉnh cao mới, tuy nhiên những phiên rung lắc có thể xảy ra. Trong kịch bản tiêu cực, nếu áp lực bán gia tăng thì VN-Index có khả năng sẽ cần test lại lực cầu trong vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.420-1.425 điểm.
Chốt phiên chiều 27/10, chỉ số VN-Index tăng 6,26 điểm lên 1.444,27 điểm. HNX-Index tăng 1,05 điểm lên 412,12 điểm. Upcom-Index tăng 0,99 điểm lên 105,38 điểm. Thanh khoản đạt 33,3 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 28,9 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Bỏ 10 tỷ USD vào vùng đất mới, tỷ phú số 1 Việt Nam củng cố vị thế
Doanh nghiệp của tỷ phú số 1 Việt Nam tiếp tục mở rộng với vào những dự án mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực ô tô điện và công nghệ nhưng không lơ là đầu tư vào mảng đã mang đến vị thế số 1.