Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Điều kiện lãi suất thẻ tín dụng?
Thẻ tín dụng phát sinh lãi trong điều kiện, nếu bạn không thanh toán khoản tiền đã chi tiêu trong thẻ đúng thời gian quy định thì sẽ tính lãi trên số tiền đã chi tiêu.
Thông thường, khoảng thời gian được miễn lãi suất khi dùng thẻ tín dụng là 45 ngày. Trong đó, chủ thẻ được 30 ngày miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và 15 ngày ngân hàng gia hạn thêm. Nếu bạn thanh toán đủ nợ trong vòng 45 ngày thì bạn sẽ không bị tính lãi.
3 loại lãi suất thẻ tín dụng đang được áp dụng hiện nay
Các ngân hàng đang áp dụng các loại lãi suất tín dụng như sau:
Thứ nhất, lãi suất chung, áp dụng với hoạt động thanh toán mua sắm qua thẻ tín dụng. Theo đó, lãi suất này tương đương với lãi suất vay thông thường.
Thứ hai, lãi suất rút tiền mặt. Mức lãi suất này sẽ theo quy định của từng ngân hàng, thường dao động từ 3-5%/số tiền giao dịch.
Thứ ba, lãi suất đổi ngoại tệ, áp dụng đối với các thẻ tín dụng quốc tế, số tiền đã chi tiêu; thanh toán trong thẻ sẽ được quy đổi phù hợp với quốc gia đã chi tiêu.
Lưu ý, khi chuyển đổi ngoại tệ trên thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu phí chuyển đổi dao động từ 2 - 4%, tuỳ ngân hàng.
Ngân hàng có mức lãi suất tín dụng thấp hiện nay?
Dưới đây là biểu lãi suất tín dụng ở mức thấp nhất hiện nay tại một số ngân hàng, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm:
Từ biểu lãi suất trên, có thể thấy, Ngân hàng ACB, BIDV, SHB, Vietinbank... đang có mức lãi suất tín dụng thấp, dao động từ 1% – 1,5%/năm.
(Theo Lao Động)