Khác với hầu hết các phần mềm, game phụ thuộc vào đồ họa sống động, kịch bản phong phú, chuyển động hoạt hình phức tạp và quá trình lồng tiếng, cũng như yêu cầu tương thích xuyên nền tảng do các thiết bị ngày càng đa dạng hơn.
Với thời hạn chặt chẽ, bởi các game phải được quảng bá trước mùa hè và được phát hành trước đỉnh điểm của kỳ nghỉ, vì vậy phát triển game là một chu kỳ liên tục và phức tạp.
Tốc độ là vũ khí chiến lược trong kinh doanh.Ví dụ, năm 2014, Capcom - công ty Nhật Bản là cha đẻ của dòng game Street Fighter, đã nhấn mạnh trong mục hỏi đáp về tài chính của mình rằng họ muốn giảm 1,5 năm thời gian phát triển của những tựa game chủ chốt.Theo như CEO của Capcom, điều này phục vụ lợi ích chiến lược của công ty trong môi trường cạnh tranh khắc nhiệt, cho phép họ phát hành những phiên bản tiếp theo thường xuyên hơn và tung ra nhiều dòng game mới hơn.
Những phương pháp phát triển đã thay đổi về căn bản trong thập kỷ qua, với việc giảm thiểu các quá trình thủ công, chuyển sang phát triển tự động và chuyên môn hóa. Các phương thức cũ có lẽ là phù hợp trong những ngày mà chúng ta còn mua game nằm trong các hộp các-tông bọc ni-lông từ các cửa hàng bán lẻ chính hãng, khi mà các studio phát hành game vài năm một lần. Những ngày đó thực sự đã đi quá xa rồi.
Những phương pháp mới hơn, như tích hợp liên tục, phân phối liên tục và thử nghiệm tự động đã được thiết kế để thích ứng với độ phức tạp ngày càng lớn, tăng tốc quá trình phát triển để đưa sản phẩm ra thị trường sớm hơn, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi từ khách hàng.
Một con đường lắm ”chông gai”
Các nhà phát triển game phải hướng tới nhiều nền tảng cùng lúc – iOS và Android trên vô số thiết bị đầu ra cho smartphone, tablet, console game, và cả PC – dẫn tới quá trình ngày càng phức tạp và tốn thời gian.
Thêm vào đó, sản xuất các asset (những tập tin hình ảnh, âm thanh… được sử dụng dể tạo nên game) yêu cầu điện toán phức tạp, rất tốn thời gian để hoàn thành quá trình. Trước khi thi hành một giải pháp sản xuất phân phối, một công ty game lớn sẽ phải dành hàng giờ đồng hồ kết xuất đồ họa các hồ sơ asset Maya nhằm giảm nghiêm trọng tốc độ của chu trình phát triển. Một khó khăn khác là nhiều quá trình xử lý “vắt kiệt” CPU cùng lúc, như xử lý video và hình ảnh, chuyển đổi nền tảng, engine vật lý, tạo sáng, đổ bóng,… mở rộng chu trình sản xuất và rồi còn thử nghiệm, dẫn đến làm chậm tiến độ cung cấp sản phẩm sẵn sàng ra thị trường.
Các engine game có thể hỗ trợ việc phát triển game, một engine điển hình chứa hơn một triệu dòng mã, có thể được lập trình theo nhiều định dạng phong phú để hỗ trợ vô số nền tảng khác nhau. Tuy nhiên vòng lặp của quá trình các lập trình viên viết mà và các nhà phát triển giải mã giải mã tiêu tốn rất nhiều thời gian. Vậy nên, thử thách là phải cải thiện thời gian lặp lại này.
Vượt qua thử thách
Những phương thức quản lý như Scrum, hay các công cụ quản lý quá trình sản xuất như Git hay TFS, giúp giải quyết các mã nguồn chia sẻ và các dự án, hợp lý hóa quá trình phát triển. Những phương pháp phát triển như thử nghiệm tự động, tích hợp liên tục và tái cấu trúc giúp tăng tốc quá trình, đồng thời duy trì tính phức tạp của mã nguồn.
Tuy nhiên, với tất cả những phương pháp và công cụ trên, Agile của họ vẫn chưa đủ nhanh. Trong phát triển game, “The Need for Speed” không chỉ là tên của một dòng game đua xe nổi tiếng. Việc chạy hàng ngàn thử nghiệm tự động, tích hợp liên tục và kết xuất đồ họa chất lượng vẫn quá chậm, kể cả khi được thực hiện với năng suất cao nhất.
Vậy các nhà phát triển game còn có thể làm điều gì khác?
Một giải pháp đã giúp nhiều nhà phát triển game thành công trong vài năm qua chính là tự động hóa phân phối sản xuất. Ví dụ, trước khi tiến hành một giải pháp gia tốc sản xuất và điện toán phân phối, Turn 10 Studios, một bộ phận của Microsoft Studios, đang tiến hành phát triển tựa game đua xe Forza. Trò chơi có những mô hình được sản xuất trong vòng 60 phút và mất tới 6 giờ để kết xuất đồ họa qua Autodesk 3ds Max cho một chu kỳ phát triển hoàn chỉnh. Sau khi tiến hành giải pháp gia tốc sản xuất, thời gian giảm xuống còn 8 phút/mô hình và quá trình kết xuất đồ họa được rút xuống chỉ còn 20 phút – giúp tăng tốc đáng kể mỗi chu kỳ phát triển và giảm thời gian tiến ra thị trường của Turn 10.
Liên kết CPU trên mạng lưới giúp tăng tốc quá trình phát triển mà không làm thay đổi tiến trình công việc.
Tất nhiên, không có “viên đạn thần kỳ” nào để gia tốc quá trình phát triển. Thay vào đó, quy luật vàng là không tự động đi theo những quy chuẩn thông thường, mà phải xác định và sử dụng những công cụ tốt nhất cho công ty của bạn. Trên thực tế, nhiều tổ chức phát triển sử dụng một “mô hình lai” kết hợp nhiều phương pháp. Nhiều nhà phát triển game đã hợp nhất những quy trình phát triển hiện đại như thử nghiệm tự động và tích hợp liên tục, song vẫn thấy rằng nếu không có những giải pháp hỗ trợ bổ sung (như phân phối sản xuất và tự động hóa sản xuất), những biện pháp này sẽ không hoàn toàn thích ứng được, và không đáp ứng được những lợi ích mà họ kỳ vọng.
Tốc độ sẽ luôn là một thử thách trong phát triển game, nhưng bằng cách sử dụng những công cụ và quy trình tốt nhất có thể, các nhà phát triển có thể giảm bớt phần “nghẹt thở” của quá trình này, và đưa phần “nghẹt thở” đó lên màn hình, mang lại một trải nghiệm không thể nào quen cho người chơi.
Theo Trí Thức Trẻ