Kỳ I: Vì sao tài khoản Facebook lại trở thành miếng mồi ngon cho hacker Việt Nam?
Chỉ cần dạo một vòng qua các tờ báo điện tử hoặc tìm kiếm cụm từ ‘lừa đảo trên Facebook’, độc giả có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều bài viết có liên quan với trên 16 triệu kết quả trả về.
Từ những kiểu lừa truyền thống như mạo danh các nhãn hàng đến lừa đảo voucher du lịch mùa Covid-19, thủ đoạn của những kẻ lừa đảo ngày càng tinh vi, trắng trợn.
Tuy vậy, không phải ai trong chúng ta, nhất là những người dùng có tuổi, có thể dễ dàng phân biệt đâu là thật đâu là giả, đâu là biến tướng của lừa đảo. Vì thế, một số lưu ý sau đây có thể giúp nhiều người phòng tránh nguy cơ ‘tiền mất tật mang’ trên mạng.
Không mua hàng trên mạng xã hội
Mạng xã hội không phải sàn thương mại điện tử, không được đăng ký với Bộ Công Thương nên không có chức năng trung gian bán sản phẩm, không xác minh được nguồn gốc xuất xứ. Do đó, người dùng tuyệt đối không nên mua bất cứ món hàng gì trên mạng xã hội từ người lạ, bất kể người đó là ai, nổi tiếng ra sao.
Mua hàng trên Facebook tiềm ẩn nhiều rủi ro so với mua hàng trên các trang thương mại điện tử.
Trường hợp bạn rất muốn mua, hãy xác định rõ giá trị thực của món hàng đó và chỉ thanh toán khi đã mở hộp, cầm trên tay món hàng. Kẻ lừa đảo lúc này sẽ đánh vào tâm lý muốn mua hàng xịn giá hời nên yêu cầu người mua phải đặt trước 50%, thậm chí là 100% tiền hàng trong một thời gian rất ngắn nếu không sẽ hết hàng.
Một trường hợp khác là kẻ lừa đảo lấy danh nghĩa nhân viên công ty để đảm bảo thì bạn chỉ nên chuyển tiền vào số tài khoản công ty, sau khi xác minh rõ mã số thuế của doanh nghiệp đó vẫn đang hoạt động. Hơn nữa, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp phải trùng khớp với mẫu mã sản phẩm đang bán và được cơ quan chức năng cấp phép.
Không tin bất cứ ai trên mạng
Trong không gian mạng, mọi người đều có thể bị giả mạo và bị đội lốt bởi kẻ lừa đảo. Không thiếu trường hợp người nổi tiếng có dấu tích xanh bị hacker chiếm đoạt và đi lừa gạt mọi người.
Do đó, việc kẻ xấu mạo danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng, nhân viên công vụ hay người nước ngoài là điều không khó xảy ra. Tinh vi hơn, bọn chúng còn giả mạo thành hệ thống chăm sóc khách hàng, nhân viên Facebook để trục lợi.
Không tin bất cứ ai chỉ qua vài dòng tin nhắn trên Facebook.
Xa hơn, đối tượng lừa đảo có thể giới thiệu bạn đến với những kẻ trung gian hay người mua rất có tâm để con mồi thêm phần tin tưởng. Và một khi chuyển tiền xong xuôi, con mồi sập bẫy, những kẻ lừa đảo sẽ mau chóng cao chạy xa bay. Bởi chẳng có kẻ trung gian hay người mua nào ở đây cả, tất cả đều là nick ảo.
Một chiêu thức phổ biến mà kẻ lừa đảo thường dùng là tặng quà miễn phí với phí ship chỉ dưới một trăm nghìn, đã có hàng nghìn người nhận thành công phần quà này. Chỉ cần người mua ham quà sẽ vớ phải những món đồ ‘trời ơi đất hỡi’ không có một chút giá trị nào lại tốn oan tiền ship.
Không làm theo hướng dẫn trên mạng
Mọi hướng dẫn trên mạng xã hội để bạn làm theo, từ nhận quà cho đến làm gì đó để Facebook bỏ qua cho bạn, đều là lừa đảo. Không có món quà nào từ trên trời rơi xuống và không có đại diện Facebook nào hướng dẫn người dùng phải làm cái gì hay không nên làm cái gì.
Làm theo hướng dẫn nhận quà là cách nhanh nhất để mất nick lẫn thông tin cá nhân.
Đặc biệt, những hướng dẫn yêu cầu người dùng phải đăng nhập hay nhập thông tin cá nhân vào bất cứ đâu đều là chiêu lừa đảo cực kỳ tinh vi. Bởi bạn sẽ có nguy cơ lộ thông tin tài khoản ngân hàng, lộ thông tin Facebook dẫn đến thông tin đăng nhập ở các dịch vụ/website/email khác cũng bị lộ theo.
Kể cả những hướng dẫn này không phải là lừa đảo thì việc bạn cung cấp thông tin cá nhân để đổi lấy một món quà có giá trị nhỏ là không nên chút nào. Trường hợp vẫn muốn nhận quà mà không muốn lộ thông tin cá nhân, bạn có thể nhập một số thông tin sai lệch về họ tên, số điện thoại, số căn cước với địa chỉ nhận quà là một địa điểm công cộng như trường học, siêu thị.
Phương Nguyễn
(Đón xem kỳ III: Những lưu ý giúp bảo mật nâng cao cho tài khoản Facebook)
Vì sao tài khoản Facebook lại trở thành miếng mồi ngon cho hacker Việt Nam?
Việc tài khoản tích xanh của cựu cầu thủ Ivanovic bị hacker Việt Nam chiếm giữ đã làm dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về tính bảo mật của tài khoản Facebook.
Lật tẩy chiêu trò lừa đảo, giả mạo nhiều thương hiệu lớn để bán hàng trên Facebook
Mua hàng online đang là xu thế phát triển mạnh trong thời đại 4.0. Nhưng đi kèm với sự thuận lợi và phổ biển của nó là thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi.