Những ngày cuối năm 2021 đầu năm 2022, hàng loạt văn bản đề xuất cho phép nghiên cứu đầu tư dự án điện gió dồn dập gửi đến UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương Lạng Sơn. 

Ngày 20/12/2021, Công ty TNHH Baywa r.e. Projects Việt Nam ngỏ ý muốn đầu tư 3 nhà máy điện gió Văn Quan, nhà máy điện gió Cao Lộc và nhà máy điện gió Lộc Bình.

Tước đó, tháng 8/2021, 3 nhà máy điện gió được công ty này 'khởi lập và khảo sát' đã được Lạng Sơn trình Bộ Công Thương đề nghị bổ sung Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia.

"Trong khi chờ cơ quan thẩm quyền phê duyệt chính thức Quy hoạch Phát triển Điện lực quốc gia, chúng tôi mong muốn triển khai thực hiện các thủ tục cần thiết khác, đặc biệt là lập Đề xuất dự án đầu tư theo quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (2020) với từng dự án nói trên để sớm trình các cơ quan thẩm quyền thẩm định theo quy định", công ty này sốt sắng đề nghị.

{keywords}
Điện gió vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn. Ảnh minh họa

Công ty này đặt mục tiêu có thể bắt đầu xây dựng dự án vào năm 2023 và vận hành 3 nhà máy điện gió trên vào năm 2025 theo kế hoạch. Công ty này cũng cam kết "chịu mọi chi phí và rủi ro nếu dự án không được phê duyệt".

Là doanh nghiệp có tiếng về phát triển điện gió ở Việt Nam, Tập đoàn Trung Nam cũng đề nghị được khảo sát hai vị trí tại Lạng Sơn để đầu tư.

Tập đoàn này cho biết, qua nghiên cứu, đánh giá sơ bộ tiềm năng năng lượng gió khu vực thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở các dữ liệu khảo sát đã có, DN nhận thấy, với lợi thế địa hình cao và thoáng có lượng gió thổi đều quanh năm, khu vực địa bàn tỉnh có điều kiện rất thuận lợi để phát triển điện gió. 

Qua nghiên cứu khảo sát sơ bộ tiềm năng gió trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Công ty CP Đầu tư Năng lượng Europlast cũng nhận thấy khu vực xã Bắc Ái, huyện Trảng Định và xã Hoa Thám, huyện Bình Gia; xã Thụy Hùng, xã Bảo Lân và xã Thạch Dạn, huyện Cao Lộc có tiềm năng gió, thuận lợi để đầu tư xây dựng các dự án Nhà máy điện gió.

Do đó, Europlast đề nghị được khảo sát đầu tư hai dự án trên địa bàn Lạng Sơn là nhà máy điện gió Tràng Định và Cao Lộc 3.

Qua khảo sát và đánh giá, Tập đoàn Hà Đô thấy rằng tiềm năng phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là rất lớn, đặc biệt là tại các huyện Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng và Bình Gia. Tập đoàn này cũng đề nghị được khảo sát đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Bắc Lãng (Đình Lập), điện gió Lộc Bình 1, điện gió Bình Gia.

Công ty CP năng lượng An Xuân qua nghiên cứu về tiềm năng điện gió trên địa phận huyện Đình Lập cũng đề xuất xây dựng một nhà máy điện gió công suất dự kiến lên tới 528MW.

Cuối năm 2020, một tập đoàn lớn của Mỹ đề xuất được khảo sát thực hiện 2 dự án điện gió quy mô lớn ở Lạng Sơn với số vốn lên đến gần 20.000 tỷ. Cụ thể, Công ty TNHH GE Việt Nam đã đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép khảo sát để thực hiện 2 dự án điện gió với tổng công suất lên tới 418 MW. 

Dự án thứ nhất là nhà máy điện gió Chi Lăng với công suất 165 MW. Công suất tuabin dự kiến là 5,5 MW/tuabin với cấp điện áp đấu nối dự kiến là 220 kV. Diện tích GE muốn nghiên cứu khảo sát là 1.434 ha, còn diện tích sử dụng đất lâu dài dự kiến là 41 ha. Tổng mức đầu tư của dự án này dự kiến là hơn 6.400 tỷ đồng (tương đương trên 280 triệu USD).

Dự án thứ hai GE muốn khảo sát là dự án điện gió Ái Quốc (nằm trên địa bàn huyện Đình Lập và Lộc Bình). Dự án này có công suất lên tới 253 MW với tổng mức đầu tư dự kiến là gần 13 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 430 triệu USD).

Như vậy, hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ tư nhân đang 'nhòm ngó' Lạng Sơn để đầu tư vào điện gió.

Lương Bằng

Giữ lời hứa với toàn cầu, Việt Nam tính nguồn điện 15 năm tới

Giữ lời hứa với toàn cầu, Việt Nam tính nguồn điện 15 năm tới

Cam kết của Việt Nam tại COP26 sẽ tác động lớn tới hệ thống năng lượng theo hướng giảm dần nhiên liệu hóa thạch, tăng năng lượng tái tạo.