{keywords}
Ngày 29/11/2019 (4/11/Kỷ Hợi) nhân dịp kỷ niệm 8 năm ngày cố trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ xả báo an tường, Học viện (HV) Phật giáo Việt Nam (PGVN) tại Hà Nội long trọng tổ chức lễ nhập linh và khánh thành Bảo tháp Viên Quang tôn thờ giác linh cố trưởng lão Hòa thượng. Xá lị của trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Tứ được rước từ chùa Quán Sứ về Bảo tháp Viên Quang.
{keywords}
Thực hiện di huấn lúc sinh thời của Cố Trưởng lão Hòa thượng: Lúc viên tịch luôn luôn được quây quần với các thế hệ  tăng ni hậu học, cháu con nơi HV PGVN tại Hà Nội, ngay khi cố trưởng lão Hòa thượng quẩy gót quy tây, HV PGVN tại Hà Nội đã quyết định xây dựng Bảo tháp Viên Quang tưởng niệm và tôn thờ giác linh Cố Trưởng lão Hòa thượng.

 

{keywords}
Bảo tháp Viên Quang được xây dựng dưới chân núi Sóc Sơn linh thiêng hùng vĩ trong khuôn viên HV mặt nhìn ra Quảng trường Viên Quang, cạnh đại giảng đường cũng mang tôn hiệu Viên Quang. Công trình tọa lạc trên diện tích 1.500m2, kiến trúc bằng chất liệu đá xanh Thanh Hóa, có kiến trúc truyền thống Tháp Phật Việt Nam, hình đài sen, cao 11 tầng - 16,8m do các nghệ nhân nghề đá truyền thống Hoa Lư, Ninh Bình chế tác, xứng danh là tác phẩm kiến trúc, điêu khắc mỹ thuật hoàn hảo trong tổng thể kiến trúc của HVPGVN.
{keywords}
Sinh thời Trưởng lão Hòa thượng là người luôn chăm lo công tác bồi dưỡng, giáo dục đào tạo các thế hệ Tăng Ni tài đức, coi đó là Phật sự quan trọng hàng đầu của Giáo hội (GH) PGVN.
{keywords}
Năm 2015, Hòa thượng đã thân thừa xin phép Nhà nước xây dựng HVPGVN tại Hà Nội tại vùng đất linh địa xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội - là người đặt viên đá đầu tiên và trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và lãnh đạo HV PGVN tại Hà Nội phát triển như ngày hôm nay.
{keywords}
Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh là Trần Văn Long, sinh năm 1927 tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, xuất gia tu hành từ năm 12 tuổi. Thấm nhuần tư tưởng “Phật pháp bất ly thế gian giác”, với truyền thống yêu nước “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã sớm giác ngộ, tích cực tham gia hoạt cách mạng.
{keywords}
Năm 1945, Hòa thượng lên kế hoạch để cùng nhân dân phá kho thóc Nhật tại chùa Đống Long tỉnh Hưng Yên. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, hòa thượng làm công tác dân vận, thúc đẩy tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các phong trào lao động sản xuất ủng hộ kháng chiến. Hòa thượng từng bị thực dân Pháp đưa vào danh sách những người “đặc biệt quan tâm” và bị giam giữ tại nhiều nhà lao, trong đó có nhà tù Hoả Lò.
{keywords}
Hòa thượng Thích Thanh Tứ cũng là người có nhiều đóng góp trong việc thống nhất các hệ phái, đi đến thống nhất các tổ chức Phật giáo trong cả nước vào ngày 7/11/1981. Hòa thượng Thích Thanh Tứ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong giáo hội và là đại biểu Quốc hội khóa 11 và 12. 

Tình Lê