Các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước tham dự buổi Lễ.
Cùng dự còn có các đồng chí: Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hồ Quốc Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định; Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Chỉ đạo Quốc gia tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính liệt sĩ, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội; đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 5; Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, lãnh đạo Sư đoàn 3; Trung tướng Nguyễn Như Hoạt, Anh hùng LLVTND, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3, Trưởng Ban Liên lạc Sư đoàn 3 Sao vàng; lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh Bình Định; thân nhân, gia đình các liệt sĩ hy sinh năm 1966 tại cứ điểm Đồi Xuân Sơn (xã An Hữu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định); đông đảo cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân huyện Hoài Nhơn…
Lễ truy điệu đã diễn ra trang nghiêm trong không khí hào hùng cùng cả nước hướng về ngày kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc 30/4/1975 – 30/4/2022; đây cũng là ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng huyện Hoài Ân, một trong 2 huyện ở miền Nam được giải phóng sớm hơn 3 năm trước ngày Nhân dân giành toàn thắng.
Hoài Ân là huyện trung du, miền núi của tỉnh Bình Định, vùng căn cứ địa cách mạng, là chiến trường trọng điểm của Quân khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ, là nơi tập trung đánh phá của kẻ thù. Tỉnh Bình Định còn là nơi đứng chân, hậu cứ của Sư đoàn 3, Sư đoàn 3 Sao vàng anh hùng...
Xác định được địa bàn chiến lược quan trọng của Bình Định, cuối năm 196̀̀̀̀̀5, địch đã tập trung hơn 20.000 quân Mỹ và chư hầu với 500 máy bay phản lực các loại, hàng chục tiểu đoàn thiết giáp, pháo binh nhằm thực hiện mục đích "tìm diệt" và "bình định”.
Cũng tại đây, sau thất bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1966-1967), quân Mỹ chủ trương xây dựng các cứ điểm để đứng chân dài ngày như Gò Loi, Chóp Chài, trận địa pháo Xuân Sơn... để đẩy mạnh "tìm diệt" và làm chỗ dựa cho quân ngụy và quân chư hầu tiến hành "bình định".
Trong bối cảnh đó, đồi Xuân Sơn cách thị trấn Bồng Sơn 22km về phía Tây Nam, cao 198 mét, phía đông bắc giáp núi Gò Công, 3 hướng còn lại giáp sông Nước Lương và sông Kim Sơn. Trên đỉnh đồi quân Mỹ bố trí một trận địa pháo 12 khẩu 105 mm và 155 mm, lực lượng có 02 đại đội pháo binh và 02 đại đội bộ binh, quân số khoảng 650 tên Mỹ (thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay số 1) và được sự yểm trợ trực tiếp của 2 căn cứ pháo binh Tân Thạnh và và Kim Sơn, vì vậy các chỉ huy Mỹ cho rằng Xuân Sơn sẽ "miễn dịch" với bất kỳ cuộc tấn công nào của đối phương.
Đêm 26, rạng sáng 27/12/1966, Trung đoàn 22 thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng cùng với quân, dân huyện Hoài Ân tổ chức tập kích cứ điểm Đồi Xuân Sơn. Đây là trận đánh có ý nghĩa quan trọng nhằm kéo quân Mỹ ra để tiêu diệt, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng nổi dậy, chống địch càn quét gom dân, lập "ấp chiến lược, phá âm mưu "bình định" của Mỹ, ngụy.
Đúng 00 giờ ngày 26/12/1966, quân ta nổ súng tấn công, từng chùm đạn cối 82mm, ĐKZ 75 trùm lửa lên đầu giặc, các chiến sỹ xung kích của Trung đoàn 22 chia làm 6 mũi ào lên như 6 mũi dao nhọn cắm vào đội hình của địch, sau chừng 5 phút bị choáng váng trước đòn tiến công bất ngờ của ta, các hỏa điểm địch đã ngóc dậy và bắn như vãi đạn vào đội hình xung kích.
Cũng ngay trong đêm đó, chúng cấp tốc điều Lữ đoàn 3, sư đoàn 25 "Tia chớp nhiệt đới" Mỹ phối hợp với Sư đoàn không vận số 1 đi giải tỏa. Suốt trong 5 ngày đêm đạn pháo, rốc két và bom đánh nát các khu rừng còn sót lại, những trận đánh vô cùng khốc liệt lại diễn ra. Trung đoàn 22 đã diệt và làm bị thương khoảng 600 tên lính Mỹ, phá hủy 11 khẩu pháo 105mm và 155mm, bắn rơi 5 máy bay trực thăng, thu 34 súng các loại. Trên đường lui quân ta diệt thêm 120 tên Mỹ và 1 trực thăng.
Dưới làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, một số đồng chí hình hài không còn nguyên vẹn. Sau khi kết thúc trận đánh, địch đã dùng phương tiện xe cơ giới kéo thi thể của các liệt sĩ vùi lấp vào hố chôn tập thể gần đồn đóng quân của chúng rất dã man.
Tháng 01/2022, thông qua cung cấp thông tin của một cựu chiến binh ở phường Hoài Thanh Tây (thị xã Hoài Nhơn) và từ thông tin của một cựu binh Mỹ, từ ngày 10 - 11/3/2022, Bộ CHQS tỉnh Bình Định đã huy động lực lượng, phương tiên cơ giới tổ chức khảo sát, thăm dò tại vị trí khoanh vùng ở thực địa. Sau 02 ngày khảo sát, đến 16h30 ngày 11/3/2022, Đội công tác quy tập đã phát hiện hố chôn tập thể các liệt sĩ. Qua các nhân chứng, qua các mẫu xương và nhận dạng rất nhiều di vật được tìm thấy đã xác định đây chính là hài cốt của các liệt sĩ hy sinh trong trận tập kích cứ điểm Xuân Sơn đêm ngày 26 /12/1966.
Được sự phối hợp, giúp đỡ của các lực lượng chức năng cùng người dân địa phương, từ ngày 11/3 đến ngày 15/4/2022, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định đã tiếp tục tìm kiếm, khai quật trên diện tích rộng hơn 1.200m2, phát hiện và cất bốc rất nhiều sinh phẩm như răng, xương, cùng với nhiều di vật như: Võng dù, bọc ni lông, tấm tăng che võng, dây thắt lưng, dép cao su, túi cơm, túi đựng gạo, bật quẹt, viết, ví, dây buột, lọ thuốc pi-ni-ci-lin, lược chải tóc... Qua các nhân chứng, qua các mẫu xương, răng và nhận dạng rất nhiều di vật được tìm thấy, đã xác định đây chính là hài cốt của các liệt sĩ hy sinh trong trận tập kích cứ điểm đồi Xuân Sơn. Do nhiều yếu tố lịch sử chiến tranh, đến nay bước đầu mới chỉ xác định được danh tính 60 liệt sĩ hi sinh vào cuối tháng 12 năm 1966 tại đồi Xuân Sơn, xã Ân Hữu, trong đó 51 đồng chí là cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 22 Sư đoàn 3 Sao Vàng và quân, dân, chính đảng địa phương.
Tại lễ truy điệu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long nói: “Đã 56 năm trôi qua, hình hài xương thịt các đồng chí đã trở thành đất đá, cỏ cây, thành những mạch nước chảy trong lòng đất mẹ, hòa vào truyền thống cội nguồn của dân tộc. Sự hy sinh của các đồng chí đã để lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, đã để lại cho mảnh đất Hoài Ân anh dũng, kiên cường, nơi đã sản sinh ra Sư đoàn 3 anh hùng hôm nay những vườn cây trái tốt tươi, cánh đồng trĩu hạt, cho tuổi thơ xinh màu áo học trò; cho ngói đỏ mái trường và tình thương của xã hội; cho tiếng chim ca trong nắng vàng sớm mai; cho khúc nhạc công nghiệp trải dài và phát triển.
“Dẫu cho thời gian có trải qua 56 năm năm dài đăng đẵng nhưng việc tìm được hài cốt các đồng chí là niềm vui mừng khôn xiết, vì đó là tâm nguyện hằng ấp ủ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định, phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với những người đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kể từ hôm nay, các đồng chí sẽ được trở về với đồng đội của mình ở Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Tăng Bạt Hổ trong tình cảm thương yêu vô hạn của đồng chí, đồng bào. Với tất cả lòng thành kính và tri ân sâu sắc, chúng ta cùng nguyện cầu cho anh linh các đồng chí được siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng. Tổ quốc ta, Nhân dân ta mãi mãi ghi công. Tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ đời đời bất diệt" - đồng chí Nguyễn Phi Long nói.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ưng Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã trao tặng 200 triệu đồng cho Huyện ủy, UBND, UBMT Tổ quốc Việt Nam huyện Hoài Ân để cùng Nhân dân xây dựng Nhà bia tưởng niệm và mộ cho các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vừa được tìm thấy.
Dịp này, các đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã đến thăm và tặng quà 5 gia đình liệt sỹ, có công cách mạng tại huyện Hoài Ân.
Danh sách 60 liệt sỹ hy sinh tại Đồi Xuân Sơn (huyện Hoài Ân) năm 1966 vừa được làm lễ truy điệu, an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Hoài Ân:
TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Quê quán |
1 |
L/s Đỗ Huy Lệ |
1940 |
Quỳnh Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang |
2 |
L/s Nguyễn Xuân Tương |
1941 |
Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội |
3 |
L/s Lê Đức Ninh |
1932 |
Thụy Vân, Thụy Anh, Thái Bình |
4 |
L/s Nguyễn Văn Xuân |
1943 |
Phú Phương, Quốc Oai, Hà Tây |
5 |
L/s Nguyễn Đức Toán |
1945 |
Quỳnh Khê, Quỳnh Côi, Thái Bình |
6 |
L/s Lương Văn Khâu |
1943 |
Phúc Sen, Quảng Hoà, Cao Bằng |
7 |
L/s Dương Thượng Huần |
1944 |
Kim Anh, Kim Thành, Hải Dương |
8 |
L/s Nguyễn Văn Chuân |
1943 |
Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội |
9 |
L/s Lê Hữu ích |
1943 |
Văn Lung, TX Phú Thọ, Phú Thọ |
10 |
L/s Nguyễn Văn Trọng |
1943 |
Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú |
11 |
L/s Phạm Văn Toản |
1930 |
Quảng Thắng, Thanh Hóa, Thanh Hoá |
12 |
L/s Đỗ Ngọc Đương |
1941 |
Thiệu Tân, Thiệu Hoá, Thanh Hoá |
13 |
L/s Nguyễn Văn Quyền |
1944 |
Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình |
14 |
L/s Trịnh Văn Toản |
1946 |
Đoàn Kết, Thanh Miện, Hải Dương |
15 |
L/s Vũ Viết Bân |
1945 |
Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định |
16 |
L/s Hoàng Văn Nhất |
1946 |
Thượng Hòa, Nho Quan, Ninh Bình |
17 |
L/s Nguyễn Văn Liên |
1940 |
Ninh Vân, Gia Khánh, Ninh Bình |
18 |
L/s Lương Văn Nho |
1942 |
Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình |
19 |
L/s Trương Mạnh Hùng |
1945 |
Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình |
20 |
L/s Phạm Văn Điểu |
1934 |
Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam |
21 |
L/s Ngô Văn Đạo |
1940 |
An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây |
22 |
L/s Nguyễn Quang Khải |
1942 |
Cam Giá, Thái Nguyên, Bắc Thái |
23 |
L/s Nguyễn Văn Sinh |
1945 |
Quyết Tiến, Phú Bình, Bắc Thái |
24 |
L/s Đặng Văn Thế |
1943 |
An Ấp, Quỳnh Phụ, Thái Bình |
25 |
L/s Bùi Văn Quý |
1942 |
Nghĩa Hưng, Gia Lộc, Hải Dương |
26 |
L/s Trương Văn Mộc |
1937 |
Nam Tiến, Nam Trực, Nam Định |
27 |
L/s Phạm Đức Liên |
1939 |
Nam Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng |
28 |
L/s Đỗ Văn Lý |
1939 |
Nam Bình, Ninh Bình, Ninh Bình |
29 |
L/s Vũ Văn Lạc |
1938 |
Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình |
30 |
L/s Bùi Đăng Tiên |
1939 |
Gia Sơn, Nho Quan, Ninh Bình |
31 |
L/s Lân Văn Khoa |
1943 |
Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình |
32 |
L/s Lê Văn Anh |
1939 |
Ân Hảo, Hoài Ân, Bình Định |
33 |
L/s Nguyễn Thế Khóa |
1939 |
Đông Thịnh, Đông Sơn, Thanh Hóa |
34 |
L/s Trần Chí Dũng |
1940 |
Ngô Quyền, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú |
35 |
L/s Đinh Thế Thềnh |
1945 |
Ninh Giang, Hoa Lư, Ninh Bình |
36 |
L/s Phạm Quang Là |
1940 |
Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên, Bắc Thái |
37 |
L/s Trần Anh Diệp |
1940 |
Anh Khánh, Đại Từ, Bắc Thái |
38 |
L/s Nguyễn Minh Đức |
1940 |
Nga Huy, Phú Bình, Thái Nguyên |
39 |
L/s Trần Văn Điệp |
1940 |
An Khánh, Đại Từ, Thái Nguyên |
40 |
L/s Nguyễn Ngọc Lưu |
1943 |
Lũng Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc |
41 |
L/s Nguyễn Tiến Hào |
1947 |
Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh |
42 |
L/s Nguyễn Tiến Dũng |
1942 |
Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình |
43 |
L/s Phạm Văn Thấu |
1943 |
Nam Hoa, Nam Trực, Nam Định |
44 |
L/s Trần Quang Hùng |
1941 |
Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc |
45 |
L/s Nguyễn Xuân Minh |
1942 |
Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
46 |
L/s Đinh Công Bình |
1943 |
Đoan Hạ, Thanh Thuỷ, Vĩnh Phú |
47 |
L/s Đỗ Trọng Khai |
1940 |
Hùng Xuyên, Đoan Hùng, Phú Thọ |
48 |
L/s Ninh Quang Trung |
1939 |
Yên Ninh, Ý Yên, Nam Hà |
49 |
L/s Nguyễn Huệ |
1946 |
Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định |
50 |
L/s Vũ Văn Ty |
1944 |
Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình |
51 |
L/s Lê Minh An |
1938 |
Phước Hòa, Tuy Phước, Bình Định |
52 |
L/s Nguyễn Kim Lịch |
1942 |
Liên Hoà, Lập Thạch, Vĩnh Phúc |
53 |
L/s Nguyễn Văn Hoang |
1950 |
Hoài Châu, Hoài Nhơn, Bình Định |
54 |
L/s Trương Đình Thản |
1939 |
Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định |
55 |
L/s Võ Tài |
1948 |
Trần Phú, Quy Nhơn, Bình Định |
56 |
L/s Nguyễn Dệ |
1948 |
Ân Hảo, Hoài Ân, Bình Định |
57 |
L/s Khổng Tử Huân |
1934 |
Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định |
58 |
L/s Hồ Bích |
1924 |
Ân Nghĩa, Hoài Ân, Bình Định |
59 |
L/s Đoàn Văn Bình |
1937 |
Ân Hữu, Hoài Ân,Bình Định |
60 |
L/s Lê Biên |
1942 |
Ân Hảo Đông, Hoài Ân, Bình Định |
Theo Báo Đảng Cộng Sản