Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liên tiếp.
Năm nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) rơi vào thứ Hai ngày 7/4 Dương lịch, là ngày làm việc đầu tuần. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, từ ngày 5-7/4.
Theo quy định, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày 10/3 Âm lịch.
Theo lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp. Ảnh: Tư liệu
Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động chỉ phải đi làm vào ngày nghỉ nếu bản thân họ đồng ý. Khi đồng ý đi làm người lao động sẽ được tính lương làm thêm theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm được tổ chức trọng thể tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ 40.000 năm trước. Đây là đất Tổ của dân tộc Việt Nam.
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.
Người lao động được nghỉ lễ 8 ngày trong vòng 1 tháng tớiTrong tháng 4 và đầu tháng 5, cán bộ công chức, viên chức, người lao động có thể được nghỉ lễ tối đa 8 ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Chiến thắng 30/4, Ngày Quốc tế lao động 1/5.