Tuy nhiên, căng thẳng đã chấm dứt sau khi quân đội hai nước cùng cử đại diện đàm phán. Nhà chức trách Ấn Độ giải thích, các sự cố như thế này xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC), đường ranh giới phân tách lãnh thổ do New Delhi kiểm soát với lãnh thổ do Bắc Kinh kiểm soát ở khu vực trước kia là bang Jammu và Kashmir.
Lính Ấn Độ đứng canh gác ở Arunachal Pradesh giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: AP |
"Hiện đã có các cơ chế được thiết lập để giải quyết các bất đồng và nhận thức khác nhau giữa hai bên về LAC", trích tuyên bố của quân đội Ấn Độ.
Đáng nói, vụ chạm trán nói trên xảy ra ngay tại khu vực binh lính Ấn Độ và Trung Quốc từng đụng độ trong sự cố Doklam mùa hè năm 2017.
Theo Sputnik, cuộc đối đầu mới nhất xảy ra chỉ một ngày sau khi quân đội Ấn Độ phủ nhận các thông tin cho rằng các lực lượng Trung Quốc đã xâm nhập vào bang Arunachal Pradesh, đông bắc nước này.
Những căng thẳng biên giới gần đây giữa hai quốc gia láng giềng bùng phát hồi tháng 8 vừa qua khi New Delhi tuyên bố Ladakh là một khu tự trị thuộc Ấn Độ dù Bắc Kinh vẫn đang tranh chấp chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về động thái của New Delhi và yêu cầu chính phủ Ấn Độ khôi phục địa vị ban đầu cho Ladakh vì e sợ ảnh hưởng đến đường LAC.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sau đó đã hủy một chuyến công du tới New Delhi, vốn đã được lên lịch từ trước cho ngày 9/9. Trong chuyến thăm và làm việc này, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc dự định tổ chức các cuộc thương lượng cấp đặc phái viên về vấn đề lãnh thổ với Ấn Độ.
Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài gần 4.000km. Ngoài khu vực miền trung, hai bên đều có tranh chấp biên giới ở hầu hết các vùng, kể cả tại Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng.
Quân đội Ấn Độ dự kiến sẽ tiến hành cuộc tập trận lớn nhất của họ, mật danh HimVijay ở Arunachal Pradesh kể từ tháng 10 sắp tới. Cả Không quân và Lục quân Ấn Độ sẽ tham gia các hoạt động mô phỏng chiến tranh thực sự tại sự kiện này.
Tuấn Anh