Các mạng xã hội như Facebook, Youtube, thu hút rất đông đảo thành viên tham gia ở trong nước hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai muốn làm gì thì làm trên các mạng xã hội này, đặc biệt là những hành vi vu khống, xúc phạm hay làm nhục người khác đều có các quy địng pháp luật xử lý cụ thể, bên cạnh việc xử phạt hành chính, những cá nhân có hành vi này vi phạm nghiêm trọng còn có thể bị phạt tù.
Livestream xúc phạm người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tù - Ảnh minh hoạ
Cụ thể, theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, vông nghệ thông tin và giao dịch điện tử tại điểm a điều 101quy định rõ, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của các nhân.
Theo quy định tại điều 155 bộ luật hình sự 2015 cũng quy định rõ, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Bên cạnh đó, nếu phạm tội 2 lần trở lên hoặc đối với 2 lần trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, luật An ninh mạng năm 2019, cũng đưa ra quy định tại điều 16 về việc xử lý các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Một số ý kiến thắc mắc vi phạm trên mạng xã hội nếu cá nhân xoá nội dung đó đi rồi sẽ xử lý thế nào, việc này rất đơn giản, chỉ cần lập vi bằng lại là cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội.
Theo đó, qua công tác quản lý nhà nước về thông tin trên mạng, Bộ TT&TT nhận thấy, thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng một số đối tượng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập group chat để đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật.
Phần nhiều trong số đó là các nội dung xúc phạm danh sự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục, tung tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép,... Những hành động này đã gây ra sự búc xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội
Theo Bộ TT&TT những hành động này đã gây ra bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Vì thế Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở TT&TT, công an tỉnh, thành phố tang cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao.
Có một điều nguy hiểm hiện nay là có một số cá nhân khi livestream đã thu hút rất nhiều người theo dõi trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube. Chẳng hạn như các kênh livestream CEO Nguyễn Phương Hằng vào tối 25/5 đã lập kỷ lục về lượng người xem cùng lúc tại Việt Nam khi lên tới 500.000 người xem cùng lúc. Chỉ tính trong 1 buổi tối đã có 5,2 triệu lượt người xem kênh livestream này và nội dung được trình bày là hoàn toàn tự phát.
Nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời của cơ quan chức năng sẽ là vô cùng nguy hiểm khi nó gây rất nhiều chú ý và tác động rất lớn đến cộng đồng trong những ngày qua.
Lê Mỹ
Chiêu trò dối trá trong ngành livestream ở Trung Quốc
Các ngôi sao mạng được biết đến là những gương mặt hái ra tiền trong các buổi livestream bán hàng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, con số thực tế có thể chỉ rất ít ỏi.