HẠNG B – Flash Wolves
Trong tất cả các đội tham dự MSI 2016 lần này, Flash Wolves là đội tuyển đem tới nhiều bí ẩn nhất. Trong khi những đội đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu và Bắc Mỹ đã phần nào chứng tỏ được thực lực nhờ tham gia các giải đấu IEM xuyên suốt trong năm, thì đại diện của Đài Loan lại “ẩn mình” trong LMS. Chỉ có ahq và Flash Wolves là tranh đấu với nhau cho ngôi vô địch LMS, nên bạn chưa thể vội kết luận được sức mạnh tiềm tàng của khu vực Đài Loan.
Chúng ta đều biết Hàn Quốc là mạnh nhất, Trung Quốc đang trục trặc, Châu Âu thì vẫn đang khởi đầu, Bắc Mỹ tạm ổn, thế còn Đài Loan? Quay trở lại thời điểm năm 2012 khi khu vực này giành được chiếc cúp Summoner với đội tuyển Taipei Assassins, thì đây vẫn là một bí ẩn thực sự. Cho đến nay, người hâm mộ vẫn to nhỏ tại sao họ lại đánh bại được những “kẻ khổng lồ” là World Elite, Azubu Frost, Moscow 5…nhưng vẫn chưa rõ lí do chính xác ngoài tin đồn.
Nên khi TPA giành chức vô địch CKTG, đó là một cú sốc thực sự với tất cả. Mặc dù khu vực này đã có sự vươn mình mạnh mẽ ở hai năm sau đó, nhưng hào quang là thứ mà các đội tuyển Đài Loan luộn thiếu. Nhưng trong một hoàn cảnh tương tự, khi phải đối đầu với năm thế lực từ các khu vực khác nhau, biết đâu sẽ lại có một trường hợp như của TPA bước ra từ bóng tối và “thó” luôn chiếc cúp MSI 2016?
Flash Wolves là đội tuyển chứng minh được mình nhiều nhất ở đấu trường quốc tế so với những cái tên khác cùng khu vực. Họ đã lọt tới vòng Tứ kết của CKTG năm trước (được xếp ở bảng dễ) và chỉ để thua Origen của Châu Âu. Flash Wolves đã thay thế “lá chắn thịt” ở đường trên, Chou "Steak" Lu-His và thay bằng Yu "MMD" Li-Hung để rồi đánh bại đại kình địch ahq trên con đường giành chức vô địch LMS.
Theo dõi Flash Wolves thì thật dễ hiểu tại sao đội tuyển này được đánh giá rất cao tại LMS. Metagame hiện tại rất coi trọng sự phối hợp giữa người đi rừng và đi đường giữa thì Flash Wolves lại may mắn sở hữu được hai tuyển thủ hàng đầu ở vị trí này là Hung "Karsa" Hau-Hsuan cùng Huang "Maple" Yi-Tang.
Xếp hạng đánh giá sức mạnh cho G2 và Flash Wolves là thực sự khó. Cả hai đội đều có bộ đôi đi rừng và đường giữa thậm chí còn tốt hơn sự kết hợp giữa Bland – Faker của SKT T1…
Với G2 Esports, họ có một đội hình được biết tới nhiều nhờ tham gia giải đấu rất phổ thông. Bạn có thể tranh luận rằng, Châu Âu đang tỏ ra suy yếu đi chút ít khi mà Fnatic đang trong quá trình tái thiết, nhưng ngay cả đội hình đó cũng đủ đánh bại nhà vô địch của Trung Quốc, Royal Never Give Up tại trận Chung kết IEM Katowice 2016. Nên sức mạnh của đại diện Châu Âu là thật!
Flash Wolves có nhiều kinh nghiệm hơn G2. Karsa và Maple đã chơi ở nhiều sân khấu lớn từ trước, Họ đã trải qua cảm giác thất bại ở đấu trường quốc tế và giờ đã cùng nhau phát triển qua một năm để có mặt tại MSI. Không đội nào ở giải đấu này, kể cả SKT T1 có thể giành trọn niềm tin như Karsa và Maple ở hai vị trí đi rừng – đường giữa. Nếu như Đài Loan thực sự là khu vực có nền LMHT thứ hai thế giới hay đơn giản hơn là họ đang bị đánh giá quá cao…thì vẫn phải chờ kết quả sau những trận đối đầu với người Hàn hay bất cứ khu vực nào khác.
“Vũ khí bí mật” của Flash Wolves còn đến từ vị trí hỗ trợ, Hu "SwordArt" Shuo-Jie, tuyển thủ đã gây ấn tượng mạnh tại LMS Mùa Xuân với Thresh và Alistar. Mặc dù không được đánh giá cao bằng các hỗ trợ khác ở khả năng cắm mắt, nhạc trưởng của những chú sói lại nổi bật hơn hẳn khi xét về thiết lập lối chơi. Anh là người đứng đầu LMS về chỉ số hỗ trợ (người xếp sau kém đến 18 điểm) và cũng là người chơi có nhiều điểm hạ gục nhất (ở vai trò hỗ trợ).
SwordArt, Karsa, Maple biến Flash Wolves trở thành con quái vật ba đầu mặc dù họ đã chia tay lần lượt với Ha "KKramer" Jong-hu sang CJ Entus và Steak do nghỉ hưu. Dù có muốn hay không, Flash Wolves vẫn được coi là đội tuyển thú vị bậc nhất MSI 2016. Liệu những chú sói có trở thành TPA tiếp theo hay lại gây thất vọng khi đối đầu với những thế lực hàng đầu thế giới?!
HẠNG B – Counter Logic Gaming & Royal Never Give Up
Thay vì nói về từng đội tuyển một, thì ở lần này, CLG và RNG lại được gộp chung với nhau. Vì đối với tác giả của bài viết, hai đội tuyển này gây nhiều ấn tượng và hứng thú nhất.
Bắc Mỹ - khu vực phải nhận hệ số 0-10 ở tuần thi đấu thứ hai của CKTG 2015 và không có bất cứ đại diện nào lọt vào vòng Tứ kết.
Trung Quốc – khu vực được cho rằng sẽ cạnh tranh sòng phẳng cho chiếc cúp Summoner, nhưng thậm chí lại chẳng lọt nổi vào Tứ kết. LGD Gaming và Edward Gaming rất được yêu thích trước khi CKTG khởi tranh, và lại bất ngờ “tàng hình” khi nhập cuộc.
CLG là một đội tuyển đúng nghĩa, và thực lực mạnh hơn hẳn những gì mà người ta có thể tưởng tượng ra. Có liên tiếp những chiến thắng thuyết phục ở vòng Bán kết và Chung kết LCS Bắc Mỹ để giành suất tham dự MSI 2016. Về lý thuyết, CLG đương nhiên nằm trong top 5 đội mạnh nhất khi xếp trên đội vô địch IWCI.
RNG là một đội tuyển bùng nổ. Đội này có thể đốt cháy bản đồ chỉ trong vài phút. Sở hữu hai nhà vô địch Thế giới, cùng những người chơi Trung Quốc tài năng và tuyển thủ đi rừng, Liu "MLXG" Shi-yu hoàn toàn có thể là một ngôi sao lớn khi nhận được sự cổ vũ của khán giả nhà. Có sự lãnh đạo của Cho "Mata" Se-hyeong, hỗ trợ tốt nhất trong lịch sử (theo ý kiến cá nhân của tác giả), hẳn RNG sẽ là đội tuyển xếp thứ hai sau SKT T1.
Mata vá Faker, MLXG vs Blank…Đại diện của khu vực đang là ĐKVĐ MSI vs ĐKVĐ Thế giới…
Tuy nhiên, như những gì đã thể hiện ở IEM Katowice, RNG còn có rất nhiều lỗ hổng cần phải khỏa lấp nếu như muốn trở thành đối thủ cạnh tranh với SKT T1. Đội tuyển này đã thất bại trong cuộc đối đầu với Fnatic và RNG chỉ có được vị trí 3-4 trong khi dự đoán dành cho đại diện của Trung Quốc là top 2.
CLG là đội tuyển nhận được nhiều hơn từ những tuyển thủ mà họ sở hữu và RNG là đối thủ trực tiếp. Thật hiếm để một thành viên CLG có thể tỏa sáng, trong khi RNG sẽ chơi tốt nếu như có bất cứ một người chơi nào có phong độ tốt.
Tại quê nhà, để bảo vệ chức vô địch, RNG có mọi thứ hậu thuẫn để không buông tay dễ dàng khỏi giải đấu. Nếu RNG thua trước đám đông khán giả, họ sẽ nhận những phản ứng dữ dội. Đây không phải là một đội tuyển vô danh bỗng dung ăn may để leo lên hàng đầu. RNG đã phải trả rất nhiều tiền để sở hữu Mata cùng những tuyển thủ người Trung còn lại…
Với CLG, họ sẽ đánh mất gì? Năm ngoái tại MSI, TSM đã bị các khu vực khác vùi dập và chỉ rời giải với duy nhất một chiến thắng trước đối thủ đại diện cho Wildcard. Nếu CLG thua, đây tiếp tục là một bước lùi của Bắc Mỹ ở đấu trường quốc tế, và người ta sẽ còn cười nhiều hơn nữa khi mà khu vực này rất tệ…Rồi theo thời gian, thất bại của Bắc Mỹ sẽ là chuyện thường ngày mà chẳng ai để tâm tới…
HẠNG C – SuperMassive
June_6th (Theo ESPN)