Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong bối cảnh, cuối tuần qua, vụ lộ lọt dữ liệu của 10.000 người dùng Việt Nam là tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận. 

Dữ liệu này bao gồm những thông tin nhạy cảm như tên, ngày sinh, ảnh đại diện, địa chỉ, email, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, ảnh chứng minh nhân dân mặt sau và mặt trước.

{keywords}
Các dữ liệu nhạy cảm bị rao bán của người Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Đáng chú ý, các dữ liệu này bao gồm 5 tập hợp file dữ liệu khác nhau. Tiêu đề của các file dữ liệu này bao gồm nhiều từ khóa nhạy cảm như “xac-minh-kyc”, “Idenfity_card_and_selfie_vietnam”. 

Chúng đều có ý nghĩa cho biết nội dung các tài liệu trong đó là những thông tin nhằm xác thực danh tính của một người dùng cụ thể. 

Mối nghi ngờ của cộng đồng mạng xuất phát từ phát ngôn của chính Ox1337xO - tài khoản đã rao bán các dữ liệu người dùng Việt Nam

Theo đó, trong một bình luận được đăng tải trên diễn đàn R***forums của giới hacker, Ox1337xO ngầm ám chỉ chúng được lấy từ Pi Network. 

{keywords}
Người rao bán dữ liệu đã có bình luận ám chỉ các dữ liệu này là của người dùng Pi Network. 

Cần nhắc lại về Pi Network, đây là đồng “tiền ảo” gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng người sử dụng Việt Nam. Từng có nhiều chuyên gia trong nước đặt câu hỏi về việc thu thập dữ liệu người dùng của Pi. Do vậy, nhiều người đã có nghi ngại về mối liên kết giữa vụ rao bán dữ liệu và Pi Network.

Theo ghi nhận của VietNamNet, việc KYC (xác minh danh tính) trên ứng dụng Pi Network được bắt đầu triển khai từ tháng 3/2021.

Việc xác minh danh tính của Pi Network được thực hiện qua một bên trung gian thứ 3 là Yoti.com. Hiện Pi Network chỉ chấp nhận cho người dùng Việt Nam xác minh danh tính thông qua việc chụp ảnh 1 trong 2 loại giấy tờ là hộ chiếu và giấy phép lái xe. 

{keywords}
Những tranh cãi về Pi Network lại một lần nữa được dấy lên bởi người dùng mạng. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế cho thấy, không phải người dùng nào cũng được Pi cấp quyền xác minh danh tính. Theo giải thích, lý do là bởi ứng dụng này cho người dùng xác minh danh tính làm nhiều đợt khác nhau. Nhiều người thậm chí còn phải ủng hộ một số tiền tùy tâm (bằng Pi) để được KYC sớm. 

Với những thông tin này, có thể thấy vụ việc dữ liệu người dùng Việt Nam bị rao bán và Pi Network khó có mối liên hệ với nhau. Do vậy, rất có thể việc lôi Pi Network vào cuộc của tài khoản Ox1337xO là một cách để hacker này thu hút sự chú ý. 

{keywords}
Không phải người dùng Pi nào cũng được cấp quyền xác minh danh tính. Họ thậm chí phải ủng hộ một khoản phí để được ưu tiên cấp quyền này. Việc KYC trên Pi Network cũng chưa hỗ trợ giấy chứng minh nhân dân. Ảnh: Trọng Đạt

Theo các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ cấu trúc dữ liệu được rao bán, có thể nhận thấy dữ liệu này có thể xuất phát từ việc người dùng đăng ký sử dụng các dịch vụ có yêu cầu cung cấp thông tin KYC. Vụ rò rỉ dữ liệu này có thể liên quan đến các dịch vụ cho vay tiền trực tuyến, dịch vụ tài khoản tiền ảo,… 

Tuy vậy, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức. Bộ Công an cho biết đơn vị này đang điều tra xác minh thông tin liên quan đến vụ việc.

Trọng Đạt

Hacker xóa dấu vết, gỡ dữ liệu cá nhân rao bán 200 triệu

Hacker xóa dấu vết, gỡ dữ liệu cá nhân rao bán 200 triệu

Đây đều là các dữ liệu nhạy cảm như tên, ngày sinh, ảnh đại diện, địa chỉ, email, số điện thoại, số và ảnh chứng minh thư nhân dân từng bị hacker rao bán.