Tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cũng đã có người mắc phải chiêu trò lừa đảo này và đã mất tiền. Công an huyện Sốp Cộp đã tăng cường tuyên truyền đến người dân và thông báo về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng nhưng vẫn có người sập bẫy.

Đầu tháng 8/2021, có một số số điện thoại lạ gọi điện cho chị Lò Thị P, 26 tuổi, ở xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp để tư vấn cho vay tiền với thủ tục nhanh gọn, đơn giản. Do đang làm nhà nên chị muốn vay thêm 30 triệu đồng để hoàn thiện ngôi nhà mới. Đối tượng giới thiệu là nhân viên tư vấn của một công ty tài chính và hướng dẫn chị P tải ứng dụng Netfin Credit rồi đăng ký mở tài khoản bằng cách nhập các thông tin cá nhân, rồi yêu cầu chị P chuyển một khoản tiền để hoàn thiện hồ sơ và giải ngân.

{keywords}
Công tác tuyên truyền về thủ đoạn của hoạt động lừa đảo qua hình thức hỗ trợ vay tiền được Công an huyện Sốp Cộp thường xuyên thực hiện.

Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền gọi là phí hồ sơ và cung cấp số tài khoản nhận tiền vay, chị P lại được đối tượng thông tin là sai số tài khoản nhận tiền vay và tiếp tục yêu cầu chuyển tiếp một khoản tiền nữa để khắc phục lỗi thì mới giải ngân được... Sau 11 lần chuyển khoản với tổng số tiền là 308 triệu đồng vào các tài khoản khác nhau để khắc phục các lỗi như sai số tài khoản, sai ngân hàng, sai nội dung, nâng cấp điểm tín dụng của khách hàng, phí bảo hiểm… chị P vẫn chưa nhận được khoản tiền vay nào mà đối tượng thì đã cắt hoàn toàn liên lạc.

Tương tự như chị P, một số người dân trên địa bàn huyện Sốp Cộp do đang có nhu cầu vay tiền cũng đã bị các đối tượng lừa đảo tìm đến. Chúng sử dụng sim rác gọi điện cho nạn nhân để tư vấn hỗ trợ vay vốn. Sau đó, chúng dùng tài khoản Zalo ảo để kết bạn với nạn nhân và liên lạc. Để củng cố niềm tin ở các nạn nhân, các đối tượng còn sử dụng ảnh, căn cước, thông tin cá nhân ảo và các giấy tờ hợp đồng giả các công ty tài chính và gửi cho nạn nhân, sau đó thực hiện các bước lừa đảo tiếp theo cho đến khi chiếm đoạt được tiền của nạn nhân.

Hiện nay, ngoài chị P, Công an huyện Sốp Cộp cũng đã tiếp nhận thông tin của một trường hợp bị lừa thông qua hình thức này với số tiền là hơn 70 triệu đồng. Tuy nhiên, khi bị lừa mất tiền thì nhiều người dân lại có tâm lý e ngại, không trình báo với cơ quan Công an. Các đối tượng lừa đảo lại không phải là người ở địa bàn, dùng ảnh, giấy tờ giả, lập nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau nhưng đứng tên người khác để thực hiện hành vi lừa đảo, khiến công tác điều tra, xác minh gặp rất nhiều khó khăn.

Để ngăn chặn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua ứng dụng vay tiền trên địa bàn, thời gian qua Công an huyện Sốp Cộp đã tổ chức điều tra, xác minh về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng; tuyên truyền nâng cao cảnh giác cho nhân dân, hạn chế việc người dân tham gia và bị lừa chiếm đoạt tiền của; thông báo công khai trên trang fanpage của Công an huyện, giúp nhiều người dễ tiếp cận thông tin và cảnh giác trước những chiêu trò của các đối tượng lừa đảo.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thời kỳ công nghệ 4.0 với hàng loạt các ứng dụng thông minh trên mạng internet, thời gian qua các hình thức lừa đảo qua các ứng dụng cho vay tiền đang có xu hướng gia tăng. Bọn tội phạm không chỉ hoạt động ở các thành phố lớn mà đã tìm đến bà con nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, sử dụng thủ đoạn, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân muốn vay tiền nhanh, thủ tục đơn giản, lãi suất thấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Do vậy, người dân nên cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ các số thuê bao lạ, hoặc tài khoản mạng xã hội, đặc biệt là các thông báo mời gọi vay tiền, hỗ trợ vay vốn. Nếu có nhu cầu vay tiền, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin về các dịch vụ, nhất là thông qua các ứng dụng trên mạng hoặc đến ngân hàng để làm các thủ tục vay tiền. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản ngân hàng cho người lạ...

Cảnh báo hình thức lừa đảo xem video, đọc báo tin tức kiếm tiền qua mạng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD- Bộ Công Thuơng) vừa đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo xem video, đọc báo tin tức kiếm tiền qua mạng.

Theo Cục CT&BVNTD, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, do giãn cách xã hội nên người dân ở nhà có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và đã tìm đến những kênh giải trí, mạng xã hội đặc biệt là YouTube.

Dựa trên nhu cầu có thật về việc tăng lượt xem (view), lượt theo dõi (follow) các video nhằm mục đích quảng cáo hoặc tăng độ đánh giá (rating) của kênh TouTube, một số đối tượng lừa đảo đã nhắm đến những người tiêu dùng có thời gian rảnh rỗi và tạo cơ hội kiếm thêm thu nhập trong bối cảnh dịch bệnh kinh tế khó khăn để lừa đảo chiếm đoạt thời gian, tiền bạc của người tiêu dùng. Với nội dung đăng cam kết xem 10 giây, được 50 đồng; mỗi ngày được cung cấp 10 video để xem.

Để sở hữu một tài khoản trên trang web này, người tiêu dùng phải chuyển 250.000 đồng để kích hoạt. Những đối tượng này cũng đánh vào tâm lý khi yêu cầu số tiền nạp vào tài khoản ít, chỉ 250.000 đồng, khiến những người tham gia chủ quan, nghĩ rằng nếu có bị lừa cũng không mất quá nhiều. Đơn cử như trường hợp chị Nguyễn Thị L đã làm theo các hướng dẫn, chuyển tiền vào tài khoản mang tên Nguyễn Văn A và đăng nhập thành công.

Theo chị L, "làm việc" được vài ngày thì website bị khóa, hoặc mở lại nhưng không thể rút được tiền. Chị L đã liên lạc với số điện thoại của admin, song thuê bao trong tình trạng "không liên lạc được". Cùng với chị L, anh T.T.P cũng nộp 250.000 đồng vào tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Văn A để "xem video kiếm tiền qua mạng", tại website videokiemtien.com. Sau khi đăng ký và tăng lượt xem nhiều ngày thì website bị khóa, hoặc mở lại nhưng không rút được tiền trong thời gian đó. Dù số tiền ban đầu nạp vào không nhiều, tuy nhiên, với hàng ngàn người tham gia, đối tượng lừa đảo có thể thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.

Để tình trạng trên không tiếp tục diễn ra, Cục CT&BVNTD, khuyến cáo người tiêu dùng cần: Nâng cao cảnh giác với các hình thức mời chào tham gia kiếm tiền qua mạng. Không nên chuyển tiền cho các đối tượng không có thông tin rõ ràng, không được cơ quan nhà nước chứng nhận. Không tham gia các chương trình xem video kiếm tiền qua mạng như trên.

(Theo Công An Nhân Dân)

Mất tiền sau khi vay qua app: Lợi dụng lòng tham

Mất tiền sau khi vay qua app: Lợi dụng lòng tham

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng đối tượng lợi dụng lòng tham để giăng bẫy lừa vay tiền online.