Sau đây là những điều đã cản trở bạn và là nguyên nhân khiến cho bạn có lương cao đến bây giờ vẫn chưa trở nên giàu có.
Bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được
Những người giàu sống trong khả năng của họ. Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, bạn gần như không thể tiết kiệm được tiền. Hãy lập một khoản tiết kiệm trong phạm vi thu nhập và tình hình tài chính của bản thân và kiên trì thực hiện. Đừng chi tiêu quá mức vào những món đồ xa hoa.
Không có ngân sách
Chuyên gia tài chính cá nhân chỉ ra lý do lớn khiến một người không thể tiết kiệm tiền là do không có kế hoạch chi tiêu. Không có ngân sách khiến việc theo dõi tiền trở nên rất khó khăn.
Bạn có thể quản lý tiền của mình tốt hơn, biết nó đi đâu về đâu bằng cách thống kê toàn bộ ra giấy hoặc ứng dụng. Từ đó mỗi người có thể dễ dàng biết giảm chi chỗ nào và chuyển nó sang tài khoản tiết kiệm.
Không có kế hoạch về an sinh xã hội
Theo Charles C. Scott, một nhà tư vấn tài chính tại Arizona, Mỹ, những người có thu nhập cao thường không để ý tới kế hoạch an sinh xã hội và điều này bất lợi cho họ.
"Chúng tôi đã thấy nhiều người kiếm được nhiều tiền không đoái hoài gì đến bất cứ kế hoạch bảo hiểm nào bởi vì họ nghĩ rằng nó sẽ không giúp ích được gì cho mình", Scott nói.
Một sai lầm khác mà Scott hay thấy là khi người kiếm được nhiều tiền tự thành lập công ty, họ cũng không chú ý đến hệ thống bảo hiểm, an sinh xã hội cho chính mình và nhân công.
"Họ có thể nghĩ rằng không đóng khoản này thì tiền lương nhận được sẽ cao hơn, nhưng bạn cần phải tính toán cái lợi ít ỏi đó với lợi ích đảm bảo trong tương lai lâu dài", nhà tư vấn khuyên.
Không đầu tư
Đầu tư là một chiến lược gây dựng giàu có quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Dành một ít tiền vào cuối mỗi tháng để đầu tư vào những thứ như cổ phiếu và trái phiếu. Bạn bắt đầu đầu tư càng sớm, bạn càng có nhiều khả năng thu được lợi nhuận về lâu dài.
Không có mục tiêu tiết kiệm
Có một mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn quyết tâm theo đuổi việc tiết kiệm. Đồng thời cũng sẽ là động lực mỗi như nhìn lại để bạn kích lệ bản thân hơn.
Quản lý tài chính thông minh là cần xác định một con số cụ thể mà bạn muốn tiết kiệm và thời hạn để đạt được số tiền đó. Nó cũng có thể là vật cụ thể như xe máy, ôtô, ngôi nhà.
Sau đó hãy chia mục tiêu thành các bước nhỏ hơn và lập kế hoạch xem mỗi tháng cần trích bao nhiêu lương vào. Đồng thời đừng quên theo dõi tiến trình để nhắc nhở bản thân đi đúng hướng.
Cho rằng nguồn thu lớn của mình sẽ kéo dài mãi
Kiếm được rất nhiều tiền sẽ tạo cho bạn ảo giác về sự an toàn. Và nếu kiếm được nhiều tới mức độ nào đó, bạn thậm chí còn cảm thấy mình là bất khả chiến bại - ít nhất là về ý nghĩa tài chính.
Nhà hoạch định tài chính ở San Diego (Mỹ), Taylor Schulte, cho rằng kiểu suy nghĩ này rất nguy hiểm, là nguyên nhân chính khiến nhiều người thu nhập cao bị thất bại về sau. Hãy nhớ rằng, mọi thứ đều có thể thay đổi nhanh chóng. Và nếu rơi vào đợt suy thoái kinh tế (như hồi tháng 9/2008 chẳng hạn), thu nhập của bạn có thể lao dốc chỉ sau một đêm.
Để đề phòng tình huống này, dù thu nhập cao thế nào, bạn hãy chuẩn bị cho mình một quỹ khẩn cấp như tất cả mọi người - một ngân sách đủ để duy trì cuộc sống trong 3-6 tháng.
"Hãy cài chế độ tiết kiệm tự động để đảm bảo là bạn không tiêu trước khi thu nhập về", ông nói.
Âm thầm trả tiền cho các gói đăng ký không sử dụng
Các dịch vụ đăng ký như gói cước điện thoại, ứng dụng xem phim, nghe nhạc... sẽ là hữu ích nếu bạn thực sự sử dụng. Tuy nhiên nếu đã đăng ký mà quên hoặc không dùng chúng thì bạn đang lãng phí số tiền mà mình có thể tiết kiệm được mỗi tháng. Huỷ mua những gói này là cách dễ nhất để bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tiền.
Kiểm tra lịch sử thanh toán thẻ ngân hàng và bản sao kê thẻ tín dụng rồi lập danh sách tất cả các gói đăng ký mà bạn đang thanh toán. Hủy tất cả dịch vụ mà bạn không còn thấy giá trị và những thứ mà bạn thậm chí không nhận ra rằng mình vẫn đang trả tiền.
Lãng phí quá nhiều tiền vào những thứ đồ tiêu khiển đắt đỏ
Khi kiếm được nhiều, bạn rất dễ rơi vào thói quen mua sắm những thứ tiêu khiển xa xỉ. Tàu, moto nước, ôtô... Tất cả những khoản chi phí mua các thứ này và chi phí bảo trì nó dồn vào sẽ khá lớn.
"Tôi từng thấy có rất nhiều người giàu tiêu tới 3.000 USD mỗi tháng để trả góp cho chiếc xe hơi đắt tiền", nhà hoạch định tài chính Joseph Carbone cho biết. Vì hầu hết xe hơi đều xuống giá 20-30% khi bạn đi nhiều, bạn không nên tiêu quá nhiều tiền vào khoản này.
"Nên cố gắng cắt giảm các chi phí liên quan tới ôtô đi một nửa. Phần đó bạn có thể dành cho quỹ khẩn cấp, hưu trí hay giáo dục cho con cái. Bạn sẽ ngạc nhiên về ảnh hưởng của sự thay đổi đơn giản này", ông nói.
Không có quỹ dự phòng khẩn cấp
Những khoản chi không mong muốn là điều khó tránh khỏi. Nếu không có sự chuẩn bị, chúng sẽ ngốn hết sạch số tiền bạn định tiết kiệm.
Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn không bị chệch hướng khi biến cố bất ngờ ập đến. Chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên chuẩn bị một quỹ khẩn cấp bằng ít nhất từ 3 đến 6 tháng thu nhập. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng quỹ tiết kiệm và quỹ khẩn cấp song hành với nhau.
(Theo Gia Đình và Xã Hội)
Tiết kiệm và bán thứ gì đó đều giúp bạn tích lũy tài sản, nhưng cách thứ hai sẽ giúp bạn giàu nhanh hơn nhiều.