Phóng viên chuyên mảng công nghệ của tờ The Guardian là Alex Hern vừa có bài viết về Facebook. Hern đặt câu hỏi, tại sao Facebook có quá nhiều bê bối, tranh cãi và gây hấn?

Mark Zuckerberg - Người đàn ông kỳ lạ đang điều khiển, chi phối một trong những công ty quyền lực bậc nhất thế giới - Ảnh 2.
 

Đưa tin cho một công ty như Facebook với tư cách là phóng viên công nghệ, thường rất dễ bị sa đà vào những chi tiết nhỏ mà bỏ qua những vấn đề lớn hơn. Với mỗi một vụ bê bối mới, bê bối trước đó lại bị lùi vào ký ức, hoặc đơn giản chỉ là một gạch đầu dòng tiếp theo trong danh sách các sai phạm.

Sau khi nhìn lại các vụ bê bối suốt hàng thập kỷ qua của Facebook, tôi liên kết thông tin lại và đưa ra kết luận chủ quan rằng: Facebook như vậy là do Mark Zuckerberg.

Trên thực tế quan điểm này của tôi có chút khác biệt so với các đồng nghiệp của mình. Nếu như Sheera Frenkel và Cecilia Kang của tờ NYTimes cho rằng vấn đề cốt lõi của Facebook là chủ nghĩa tư bản: Sứ mệnh tích cực của công ty nhằm "kết nối thế giới" đơn giản là bởi số lợi nhuận mà họ kiếm được từ làm việc đó". Nhưng tôi không chắc lắm.

Mọi công ty đều có động cơ lợi nhuận, nhưng rất ít trong số họ có nguồn năng lượng giống với Facebook. Giai thoại mà tôi nhớ rất rõ là khoảnh khắc Zuckerberg quyết định sử dụng cuộc phỏng vấn quan trọng đầu tiên trong sáu năm để nói về quyết định loại bỏ những thông tin sai lệch về Holocaust (cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người) của Facebook. "Tôi nghĩ Facebook không nên gỡ bỏ điều đó, bởi tôi không cho rằng những điều đó là sai"

Phát ngôn của Mark gặp phải chỉ trích nặng nề thời điểm đó. Phải mất tới 2 tuần sau vụ ồn ào về việc Facebook quyết định loại bỏ tất cả thông tin về Holocaust thì Mark Zuckerberg mới có thể đưa ra câu trả lời cho việc này. Thế nhưng, anh ta lại đưa ra câu trả lời dựa trên ý kiến cá nhân của mình, cho rằng việc làm của Facebook là không nên.

Lý giải về hành động ngược đời này của Mark, theo Frenkel và Kang thì:

"Bằng cách cho phép mọi người tạo ra một cộng đồng trên Facebook, Mark đã cho thấy anh ấy có thể gạt cảm xúc và ý kiến ​​cá nhân của mình sang một bên và tuân thủ một quy tắc nhất quán dựa trên logic. Anh tự tin rằng mọi người sẽ thấy suy nghĩ của anh là khó nghe nhưng cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của chính sách phát ngôn trên Facebook. Một số thành viên trong đội PR của Mark đã cầu xin anh ấy suy nghĩ lại về chiến lược này. Không cần thiết phải viện dẫn một trường hợp cực đoan như vậy về cái mà Facebook coi là tự do ngôn luận".

Tuy nhiên, tôi không có cùng quan điểm như vậy. Điều khiến Facebook trở thành Facebook như thế này không phải bởi việc họ chăm chăm kiếm lợi nhuận. Trên thực tế, theo quan điểm của tôi, một công ty có quyền lực địa chính trị như Facebook cuối cùng bị chi phối, không phải bởi động cơ lợi nhuận, mà bởi động cơ không thể đoán trước của một người đàn ông kỳ lạ, chính là Mark Zuckerberg.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, The Guardian)

 

Facebook chi 23,4 triệu USD để bảo vệ Mark Zuckerberg, cao nhất trong thế giới công nghệ

Facebook chi 23,4 triệu USD để bảo vệ Mark Zuckerberg, cao nhất trong thế giới công nghệ

Mark Zuckerberg là giám đốc có chi phí bảo vệ cao nhất trong các gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon.