Vợ chồng yêu nhau từ khi còn học trung học, hai đứa cùng lớp, bởi thế so với anh tôi có phần già dặn, anh thì tính tình trẻ con hơn. Học hết phổ thông, đại học, rồi đi du học, trở về chúng tôi mới kết hôn. Về tình yêu giữa hai người, tôi nghĩ không có gì phải bàn cãi.
Ngay từ khi yêu chúng tôi đã xác định luôn đồng lòng, hỗ trợ nhau trong mọi việc. Tôi hay là người phải uốn nắn anh nhiều hơn, nhưng chồng tôi rất hiểu chuyện và thường chiều theo ý vợ. Chúng tôi rất hạnh phúc, cho đến khi con đầu lòng ra đời...
Anh là con một nên việc vợ chồng tôi ở với bố mẹ chồng được xem là đương nhiên. Mẹ là người cổ hủ, trong khi vợ chồng tôi đều đã du học về, trong cách sống đã có chút khác biệt. Tôi nhiều lúc thấy mẹ rất phức tạp hóa vấn đề, nhưng hầu như đều sẽ nhường mẹ, theo ý mẹ, tôi không muốn chồng phải khó xử giữa mẹ và vợ, cũng không muốn tự khiến mình phải đau đầu.
Nhưng việc mẹ nằng nặc bắt con trai ra ngủ riêng ngay khi con dâu vừa từ viện sinh cháu về nhà khiến tôi rất sốc. Lý do mẹ đưa ra là chồng tôi hàng sáng còn phải đi làm, con quấy khóc ban đêm khiến anh mất ngủ sáng lại phải dậy sớm sẽ không đảm bảo sức khỏe.
Mẹ chỉ nhớ ra con trai mẹ, không nhớ ra tôi mới là đứa vừa phải đẻ đau đến không ngồi được, sinh ra con cho con trai mẹ, cháu nội cho nhà mẹ. Dù sao thì, nó là con tôi trước tiên nên chỉ mình tôi có trách nhiệm phải thức đêm mà chăm nó kể cả trong điều kiện sức khỏe thế này. Hẳn vậy?
Mẹ không bàn bạc trước về "kế hoạch con trai mẹ ngủ riêng" nên vợ chồng tôi đều bị bất ngờ chẳng kịp trở tay. Chồng tôi không muốn trái ý mẹ nên cắp chăn gối sang phòng khác, mình tôi tủi thân đêm đầu tiên vừa ngồi hàng tiếng cho con bú vừa khóc. Sữa mẹ chưa đủ nên nó ngằn ngặt cáu.
Mẹ chồng mắt nhắm mắt mở sang phòng được một lần định "hỗ trợ" nhưng nhìn bộ dạng của mẹ tôi bảo thôi mẹ về ngủ, tự tôi lo. Tôi nằm mà bảo mẹ pha sữa, bế con cho tôi, ôm nó cho nó ăn bình giúp tôi, cháu bú bình bà ngủ gật thì nói thật tôi không quen, cũng chẳng ngủ được, thà tôi ráng sức tự làm.
Chưa có khi nào tôi nghĩ mình lại dễ rơi vào trạng thái tủi thân, trầm cảm đến thế. Bản thân tôi cho rằng đứa trẻ ra đời dù có khiến bố mẹ vất vả đôi chút nhưng cũng chính là cơ hội để vợ chồng san sẻ gánh nặng với nhau và trải nghiệm cảm giác đẻ ra một đứa con, vất vả nuôi nó tuyệt vời như thế nào.
Có vất vả chăm con mới biết yêu nó, mới được nó yêu. Anh vất vả vài đêm thì có sao. Anh cũng là bố nó, so với việc tôi làm mẹ nó, mang nặng đẻ đau, dồn máu dồn sức cho nó để nó thành hình, cận kề cửa mả để nó được ra đời, thì vài đêm phải thức của anh có thấm vào đâu?
Tôi tin mọi người vợ khi vừa sinh con, người duy nhất mà họ muốn và cần ở bên để hỗ trợ mình chỉ là chồng. Các bà mẹ chồng hãy ngừng xót xa con trai tới mức chẳng đoái hoài gì đến con dâu như vậy đi, có coi được con dâu là con gái không thể hiện ra ở những điều như thế chứ không ở lời nói.
Một cặp vợ chồng khi đã làm cha mẹ, họ đủ trưởng thành để quyết định cách tổ chức cuộc sống của họ rồi. Sự can thiệp của các bà mẹ có thể khiến con cái vì hòa khí gia đình phải theo, nhưng trong lòng không phục, và đó có thể là mầm mống khiến con cái bất hòa, hạnh phúc lung lay khi chúng không còn đồng lòng, đồng sức vì gia đình nhỏ bé nữa.
Kế hoạch giúp ôsin trẻ mang bầu của mẹ chồng
Mẹ chồng nói với cô giúp việc rằng hãy an tâm dưỡng thai, bà sẽ khiến vợ chồng tôi ly hôn.
Đầu năm mẹ chồng đay nghiến: 'Cả nhà tôi xui xẻo chỉ vì cô'
Những lời mẹ chồng nói khiến tôi thấp thỏm không yên. Chắc chắn trong một năm, gia đình tôi sẽ gặp ít nhiều những điều không may mắn.
Mẹ chồng sáng sáng chặn cửa, 'soi' quần áo con dâu
Mẹ chồng tôi là một nhà giáo, bà về hưu đã gần 20 năm. Thời của bà, mọi thứ đều phải “khuôn vàng, thước ngọc”, con dâu phải luôn đảm đang, "xuất giá tòng phu".
Chết lặng khi mẹ chồng bế trên tay cậu con trai giống chồng y đúc
Vừa bước vào nhà, Hường đã chết đứng vì thấy mẹ chồng ẵm trên tay một đứa bé chừng 1 tuổi. Nhìn qua thôi cũng thấy có nét gì đó rất giống bà. À mà không nhìn giống chồng cô mới đúng.
Khổ sở vì mẹ chồng vừa lười, vừa bừa bãi
Nhà vừa lau xong, bà cũng đi cả dép guốc vừa đi ở ngoài vào khiến tôi phải đi lau lại.
(Theo Dân trí)