{keywords}
Ứng dụng công nghệ AI, chatbot trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin

Trong thông tin mới phát ra chiều 20/5 về chiến dịch “Khiên Xanh”, ông Lưu Minh Trí, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Không ai có thể an toàn một mình trên không gian mạng. Vì vậy chúng ta cần có sự liên kết, không chỉ ở phạm vi cá nhân, mà còn ở cộng đồng người dùng và các nhà phát triển”.

Việt Nam đã từng nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm mã độc cao, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dùng Internet.

Thời gian gần đây, tình trạng lây nhiễm mã độc đã được cải thiện nhiều, nhờ việc các cơ quan chức năng và nhà quản lý đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.

Tuy nhiên, trong năm 2020, theo số liệu NCSC đưa ra, vẫn có tới 400.000 đầu thiết bị nhiễm mã độc, hơn 5.000 vụ tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Trước tình hình trên, Trung tâm NCSC phối hợp cùng Cốc Cốc triển khai chiến dịch “Khiên Xanh”. Chiến dịch hướng tới xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt và nâng cao ý thức của cộng đồng về an ninh mạng Việt Nam.

Chiến dịch được triển khai từ ngày 20/5/2021 đến ngày 13/6/2021 với hoạt động trọng tâm là kêu gọi mỗi cá nhân chủ động báo cáo trang web không an toàn để tạo thành một “tấm khiên xanh” bảo vệ người dùng internet tại Việt Nam.

{keywords}
Tham gia chiến dịch "Khiên Xanh", người dùng có thể báo cáo các website có yếu tố nguy hiểm tại các trang https://safe.coccoc.com, https://canhbao.ncsc.gov.vn.

Cụ thể, người dùng có thể tham gia báo cáo các website có yếu tố nguy hiểm tại địa chỉ https://safe.coccoc.com/, hoặc https://canhbao.ncsc.gov.vn/. Đội ngũ chuyên gia NCSC và Cốc Cốc sẽ kiểm tra độ tin cậy của trang web, đồng thời gửi cảnh báo đến hàng triệu người dùng Internet khác.

Bên cạnh đó, những người yêu thích tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật, khi phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, có thể gửi thông tin tới website trên của Trung tâm NCSC để cùng thực hiện cảnh báo, hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức đang bị ảnh hưởng.

Ngoài việc thu thập và cảnh báo về các trang web nguy hiểm, chiến dịch cũng sẽ cung cấp thông tin về những rủi ro trên không gian mạng, cũng như các giải pháp hỗ trợ mọi người chủ động bảo vệ bản thân và cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông quảng bá, chương trình giao lưu trực tuyến “Lên mạng an toàn thời Covid-19”…

Ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng giám đốc Cốc Cốc cho biết, Cốc Cốc là trình duyệt “Made in Vietnam” đang phục vụ cho hơn 25 triệu người dùng.

“Chúng tôi tự nhận thấy doanh nghiệp mình có trách nhiệm xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt. Cốc Cốc kỳ vọng rằng chiến dịch “Khiên Xanh” sẽ thu hút được sự quan tâm và nâng cao được ý thức của cộng đồng về an ninh mạng Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Anh chia sẻ.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một quốc gia số an toàn và lành mạnh và ở vào thời điểm toàn quốc đang “online hóa” các hoạt động như hiện nay, chiến dịch như “Khiên Xanh” là một chiến dịch rất cần thiết và cấp bách.

Bởi lẽ, sẽ rất khó nếu chỉ một cá nhân, một tổ chức nỗ lực tìm kiếm các trang web độc hại, bởi có vô vàn những trang web không an toàn xuất hiện hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, để có thể tạo một môi trường Internet “xanh”, tất cả người dùng Internet cần chung tay tạo ra một tấm khiên vững chắc bảo vệ cho chính bản thân và cộng đồng.

“Mỗi đóng góp của bạn đều đáng trân trọng, nếu tất cả người dùng cùng chung tay tham gia chiến dịch này, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn hơn nữa”, ông Lưu Minh Trí, Trưởng phòng nghiên cứu, phát triển của NCSC nhấn mạnh.

Vân Anh

Bộ TT&TT phát động chiến dịch rà soát, bóc gỡ mã độc trên toàn quốc

Bộ TT&TT phát động chiến dịch rà soát, bóc gỡ mã độc trên toàn quốc

Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì hướng đến việc giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong 10 mạng botnet phổ biến.