Kết hợp “phòng - chống - tránh - thích ứng” theo hướng “thuận thiên”
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với công cuộc chinh phục thiên nhiên. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những kinh nghiệm quý báu về ứng phó với thiên nhiên của Nhân dân đã được đúc kết, trở thành một truyền thống trong xây dựng và bảo vệ đất nước của người Việt. Đó là luôn chủ động, sẵn sàng các nguồn lực, từ đó giảm nhẹ rủi ro, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Đặc biệt, trong những năm gần đây khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, cùng với đó thiên tai xuất hiện thường xuyên không theo quy luật với xu thế đa dạng về loại hình gia tăng về cường độ, tần suất và mức độ nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân các nước, trong đó có Việt Nam. Đã có tới 20/22 loại hình thiên tai cơ bản xuất hiện tại nước ta, ngoại trừ sóng thần và cháy rừng do tự nhiên.
Nguy hiểm hơn khi có sự gia tăng cả về tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại. Các cơn bão, đặc biệt có cả siêu bão, kèm theo mưa rất lớn kéo dài gây ra tình trạng ngập lụt hoặc lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên diện rộng ở nhiều địa phương.
Các loại hình thiên tai khác như mưa đá, rét đậm rét hại, hạn hán kéo dài, dông, lốc, sét… cũng diễn ra bất ngờ, khó dự báo, cảnh báo gây thiệt hại lớn về tài sản, tình trạng sản xuất, môi trường sinh thái và cả thiệt hại về người.
Theo số liệu thống kê trong 20 năm qua, có hơn 300 người thiệt mạng, mất tích và thiệt hại về kinh tế trên 15.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong những năm tới, theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khí tượng, thủy văn, tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường hơn nữa, một phần do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phần khác liên quan đến việc các quốc gia chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội mà thiếu tính bền vững.
Theo số liệu thống kê trong 20 năm qua, có hơn 300 người thiệt mạng, mất tích và thiệt hại về kinh tế trên 15.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong những năm tới, theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khí tượng, thủy văn, tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường hơn nữa, một phần do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phần khác liên quan đến việc các quốc gia chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội mà thiếu tính bền vững.
Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và các loại hình thiên tai khác nhau đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, bất thường, khó lường. Đã có tới 20/22 loại hình thiên tai cơ bản xuất hiện tại nước ta, ngoại trừ sóng thần và cháy rừng do tự nhiên.
Nguy hiểm hơn khi có sự gia tăng cả về tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại. Các cơn bão, đặc biệt có cả siêu bão, kèm theo mưa rất lớn kéo dài gây ra tình trạng ngập lụt hoặc lũ quét, lũ ống, sạt lở đất trên diện rộng ở nhiều địa phương.
Các loại hình thiên tai khác như mưa đá, rét đậm rét hại, hạn hán kéo dài, dông, lốc, sét… cũng diễn ra bất ngờ, khó dự báo, cảnh báo gây thiệt hại lớn về tài sản, tình trạng sản xuất, môi trường sinh thái và cả thiệt hại về người.
Thiên tai là sự cố bất khả kháng và có những lúc nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Thời gian qua, dù chúng ta đã tìm mọi cách để dự đoán, dự báo, cảnh báo và thực hiện mọi biện pháp khả thi, kịp thời, quyết liệt để phòng ngừa, giảm tác hại của nó, song vẫn không ngăn được những hậu quả nặng nề của các trận thiên tai. Vì vậy, phải phát triển và xây dựng văn hóa phòng chống thiên tai với tinh thần chủ động, kết hợp “phòng - chống - tránh - thích ứng” theo hướng “thuận thiên”, góp phần nâng cao năng lực chống chịu tổng hợp của quốc gia trước thách thức ngày một lớn và thường xuyên của thiên tai.
"Mô hình toàn diện nhằm xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam"
Một trong những giải pháp phòng vệ cộng đồng trước sự tấn công của giặc thiên tai hiện đang được quan tâm là Dự án "Mô hình toàn diện nhằm xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam". Hội thảo về Dự án vừa tổ chức hôm 11/8 được kỳ vọng tạo nền móng cho sự hợp tác giữa các tổ chức Liên minh trong công tác phòng ngừa và ứng phó thiên tai ở cộng đồng, trường học.
Đây là Dự án do liên minh các tổ chức (Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Catholic Relief Sevices, Plan International, Save the Children, và HelpAge International) thực hiện từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2023 tại 16 xã/phường thuộc 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La và Thừa Thiên-Huế nhằm nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của các cộng đồng mục tiêu, trường học và các nhóm liên quan thông qua củng cố các cơ cấu quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai; nâng cao năng lực, tối ưu hóa các nguồn lực về chuẩn bị và ứng phó ở cấp cộng đồng.
Nội dung chính của dự án gồm nâng cao năng lực cho chính quyền xã, các tổ chức cộng đồng, đoàn thể để hỗ trợ cộng đồng trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tác động từ thiên tai; tăng cường năng lực hỗ trợ cộng đồng của chính quyền địa phương cấp xã và đội ứng phó cộng đồng địa phương trong ứng phó với thiên tai; nâng cao năng lực điều phối các nguồn lực để phòng ngừa và ứng phó với thiên tai của chính quyền các tỉnh.
Cán bộ và giáo viên nhà trường được cung cấp kiến thức và kỹ năng về lồng ghép sáng kiến trường học an toàn (gồm: đánh giá và xây dựng kế hoạch trường học an toàn).
Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ với tổng kinh phí viện trợ là 2,4 triệu USD nhằm hỗ trợ 57.250 người hưởng lợi gián tiếp và hơn 9.800 người hưởng lợi trực tiếp.
Giai đoạn mới của dự án được thiết kế dựa trên kết quả của ba giai đoạn đã được thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2021 gồm cung cấp các giải pháp về phòng, chống thiên tai và trường học an toàn cho 70 cộng đồng dễ bị tổn thương tại 4 tỉnh miền Trung là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, và Hà Tĩnh với hơn 150.500 người hưởng lợi và tổng kinh phí 6,9 triệu USD.
Văn Công, Nguyễn Bắc, Đàm An