NASA vừa thông báo rằng họ sẽ cử nữ phi hành gia Kate Rubins đi làm nhiệm vụ kéo dài 6 tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Tuy nhiên cô sẽ chưa đi bằng tàu Crew Dragon của SpaceX với chi phí chỉ 55 triệu USD mỗi chỗ ngồi.

Chuyến đi của Rubins, dự kiến vào ngày 14/10/2020, vẫn sẽ được thực hiện bằng tàu vũ trụ Soyuz MS-17 từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, đi cùng với các phi hành gia Sergey Ryzhikov và Sergey Kud-Sverchkov của Roscosmos - Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga.

Chỗ ngồi của Rubins vẫn sẽ có chi phí 90 triệu USD, giống như thời trước khi SpaceX phóng thành công tàu Crew Dragon lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS hồi cuối tháng 5 vừa qua.

Phát ngôn viên của NASA Stephanie Schierholz chia sẻ với Forbes: “Điều khoản hợp đồng này là hơn 90 triệu USD cho một chỗ phi hành đoàn duy nhất vào mùa thu năm 2020, bao gồm tất cả các khóa đào tạo và chuẩn bị cần thiết để phóng, vận hành bay, hạ cánh và cứu hộ phi hành đoàn cho một nhiệm vụ dài hạn, cũng như một số lượng hàng hạn chế chuyển đến và rời trạm. Điều này cũng bao gồm các dịch vụ phụ trợ liên quan đến việc phóng lên và hạ cánh”.

Dù vậy, chuyến đi của Rubins đến ISS từ Kazakhstan có thể sẽ khép lại thời kỳ các phi hành gia của NASA "đi nhờ" tàu Soyuz. Schierholz cho biết: “NASA rất tin tưởng rằng các đối tác cung cấp chuyến bay thương mại của Mỹ sẽ sẵn sàng vào năm 2020/2021 và sẽ không cần mua thêm ghế Soyuz nữa".

Nếu chuyến đi lên vũ trụ của Rubins trên tàu Soyuz là chuyến cuối cùng của NASA, điều đó có thể khiến Roscosmos hao hụt nguồn thu do mất nguồn thanh toán từ NASA.

{keywords}
Với lần phóng thành công tàu Crew Dragon của SpaceX lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS cuối tháng 5 vừa qua, NASA giờ cho thấy sự hồi sinh của khả năng đưa các phi hành gia lên vũ trụ từ đất Mỹ.

Trước đó, kể từ khi kết thúc chương trình Tàu con thoi (Space Shuttle) vào năm 2011, NASA và Roscosmos đã phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ cộng sinh. NASA cần Nga để đưa các phi hành gia của mình và của các đối tác quốc tế lên ISS.

Ngược lại, cơ quan vũ trụ Liên bang Nga cũng được hưởng lợi từ tiền của NASA, với chi phí lên tới 80 triệu USD cho một chỗ ngồi trên tàu Soyuz, The Verge cho biết.

{keywords}

Trước đó kể từ khi kết thúc chương trình Tàu con thoi (Space Shuttle) vào năm 2011, NASA và Roscosmos phụ thuộc vào nhau trong mối quan hệ cộng sinh. Trong ảnh là tên lửa Soyuz của Nga.

Giờ đây, khi NASA đã có một “tuyến đường” mới, mối quan hệ mật thiết giữa các cơ quan vũ trụ có thể vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Lãnh đạo của NASA, Jim Bridenstine nói rằng ông đã thảo luận với Dmitry Rogozin, tổng giám đốc Roscosmos, về việc trao đổi ghế trên các chuyến bay của các quốc gia.

“Nếu chúng ta duy trì sự bổ trợ của cả các phi hành gia Nga và Mỹ trên tàu, thì chúng ta cần phải sẵn sàng đưa các phi hành gia Nga lên phi hành đoàn thương mại của mình, và họ cần sẵn sàng đưa phi hành gia Mỹ lên tàu Soyuz”, ông Bridenstine nói.

Anh Hào (theo Forbes, The Verge)

Giải mã SpaceX: Công ty của Musk lấy tiền ở đâu để thay đổi thế giới?

Giải mã SpaceX: Công ty của Musk lấy tiền ở đâu để thay đổi thế giới?

Công ty không gian do tỷ phú Elon Musk sáng lập được định giá lên tới 36 tỷ USD, là một trong những công ty tư nhân lớn nhất thế giới.