Trong cuộc họp cổ đông thường niên được Sony tổ chức ngày 26/6, các cổ đông đã quyết định đổi tên từ Sony Corporation sang Sony Group. Theo Gizchina, tên gọi mới sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2021.
Sony là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, với bộ phận kinh doanh chủ chốt là thiết bị điện tử. Công ty được thành lập năm 1946 bởi Jing Shenda và Shoda Morita.
Trong khi Shenda có kiến thức về nghiên cứu và phát triển công nghệ, Morita lại giỏi về quan hệ công chúng và marketing. Hiện trụ sở Sony được đặt tại Sony City, Minato, Tokyo (Nhật Bản).
CEO Sony, Yoshida Kenichiro. Ảnh: Sony. |
Đây là lần đầu tiên Sony đổi tên trong suốt 60 năm qua. Hàng chục năm nay, mảng kinh doanh chính của Sony vẫn là đồ điện tử. Việc đổi tên sẽ giúp công ty thay đổi định vị thương hiệu, mở ra cơ hội cho các lĩnh vực kinh doanh mới như dịch vụ tài chính, với mục tiêu biến chúng thành đơn vị kinh doanh quy mô ngang với mảng điện tử.
Nếu bạn chưa biết, cái tên đầu của Sony là Tokyo Telecommunications Industry Co., Ltd. Đến năm 1958, nó được đổi thành Sony, đại diện cho tham vọng của Shoda Morita về một thương hiệu mang tính toàn cầu.
Trong thời gian qua, Sony đã bị kiềm chế từ các nhà đầu tư trước áp lực cắt bỏ mảng kinh doanh. Các nhà đầu tư có xu hướng tránh mua cổ phiếu từ công ty có quá nhiều mảng kinh doanh. Trong những năm qua, vài hãng điện tử Nhật như Hitachi đã loại bỏ một số mảng kinh doanh không cốt lõi.
Tuy nhiên trong đại dịch Covid-19 vừa qua, sự đa dạng trong mảng kinh doanh của Sony đã cho thấy lợi ích lớn khi các mảng âm nhạc, chơi game có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dùng để bù đắp thua lỗ từ mảng điện tử tiêu dùng, đặc biệt là smartphone.
Yoshida Kenichiro, CEO Sony chia sẻ quyết định đổi tên thành Sony Group sẽ giúp công ty tận dụng các lĩnh vực kinh doanh đa dạng nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
(Theo Zing)
Sony, HTC, LG và Motorola: Sai lầm nào đã khiến những kẻ từng một thời tiên phong cho Android để mất vị thế vào tay người Trung Quốc?
Nếu không vì những sai lầm tai hại này, những cái tên từng một thời tiên phong cho cuộc cách mạng Android giờ có lẽ vẫn đang cùng Apple và Samsung tạo lập nên "top 6 toàn cầu", thay thế cho những cái tên Trung Quốc.