{keywords}
Tại đa số các vùng đồi, núi ở TP Huế, huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy… người đi "săn nấm tràm" tấp nập vì đây nấm mọc tự nhiên dưới những cánh rừng tràm (Ảnh: Tấn Nhật).
{keywords}
Nấm tràm mọc ẩn dưới các lớp lá khô nơi có hệ mùn ẩm phát triển, tạo dinh dưỡng cho nấm phát triển (Ảnh: Tấn Nhật).
{keywords}
Thu hoạch nấm sau một buổi hái trong rừng. Một người hái từ 5-10 kg nấm có thể bán được 150 đến 300 ngàn đồng (Ảnh: Tấn Nhật).
{keywords}
Nấm được các thợ hái đem về bán cho thương lái với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg (Ảnh: Đại Dương).
{keywords}
Dễ dàng nhìn thấy nhiều tiểu thương bày rổ bán nấm tràm ở vỉa hè, khu chợ lớn nhỏ tại Huế. Có 2 loại nấm tràm là nấm chưa gọt vỏ và nấm đã gọt vỏ (Ảnh: Đại Dương).
{keywords}
Nấm tràm trước lúc nấu thường được sơ chế qua, ướp với gia vị kèm tôm thịt để giảm vị đắng, gọi là "riêu nấm" (Ảnh: Đại Dương).
{keywords}
Một bát nấm tràm xào tôm thịt để ăn với cơm nóng rất ngon (Ảnh: Đại Dương).
{keywords}
Món bánh canh nấm tràm thơm nức mũi. Nấm tràm có vị hơi đắng, được xem như thực phẩm dinh dưỡng cao, khi ăn vào người sẽ được bồi bổ, khỏe và an thần, ngủ ngon (Ảnh: Đại Dương).

Theo Dân Trí

Liều mạng để săn nấm trên sa mạc

Liều mạng để săn nấm trên sa mạc

Bất chấp bom, mìn chưa nổ và hiểm nguy từ sói dữ, nhiều người Iraq vẫn lao ra sa mạc Samawa để đào nấm truffle.