Hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông |
Theo hãng tin AP, Washington cũng cảnh báo Trung Quốc rằng, bất cứ một cuộc tấn công nào nhằm vào Philippines tại khu vực nóng này sẽ dẫn tới phản ứng của Mỹ theo Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Washington và Manila.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra thông điệp cứng rắn trên trước thềm lễ kỷ niệm 5 năm ngày tòa quốc tế ra phán quyết có lợi cho Philippines, phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố ủng hộ phán quyết. Tuyên bố ngày 11/7 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tái xác nhận lập trường trên.
Sử dụng ngôn ngữ tương tự người tiền nhiệm, ông Blinken nói: "Không có nơi nào, trật tự hàng hải dựa trên luật lệ lại bị đe dọa lớn như ở Biển Đông". Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc "Trung Quốc tiếp tục ép buộc và hăm dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải tại tuyến đường quan trọng này".
"Mỹ tái xác nhận chính sách được đưa ra từ 13/7/2020, liên quan tới các yêu sách hàng hải ở Biển Đông", Ngoại trưởng Blinken đề cập tới tuyên bố ban đầu của người tiền nhiệm Mike Pompeo.
"Chúng tôi cũng tái khẳng định một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt cam kết phòng thủ chung của Mỹ". Điều IV trong Hiệp ước Phòng thủ chung 1951 nêu rõ, Mỹ và Philippines hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công.
Trước khi ông Pompeo đưa ra tuyên bố, chính sách của Mỹ luôn là ủng hộ giải quyết tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng một cách hòa bình.
Hoài Linh
Cựu quan tòa Philippines kêu gọi các nước phản đối luật hải cảnh Trung Quốc
Cựu Phó chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối luật hải cảnh mới của Trung Quốc, viện dẫn luật này cần bị hủy bỏ trước các tòa án quốc tế liên quan.
Phán quyết Biển Đông: Cơ sở giải quyết tranh chấp mà không cần Trung Quốc công nhận
Các quan chức và chuyên gia cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông 5 năm trước vẫn là cơ sở hữu ích để giải quyết hòa bình các tranh chấp.