"Nếu được xác minh đúng, chúng tôi sẽ lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất rằng vụ phóng thử tên lửa S-400 là không phù hợp với trách nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là một đồng minh trong NATO và đối tác chiến lược của Mỹ", RT dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus ngày 16/10.

{keywords}
Hình ảnh S-400 sau khi hệ thống tên lửa đất - đối - không này được triển khai tại một căn cứ quân sự bên ngoài thị trấn Gvardeysk gần Kaliningrad, Nga, hồi tháng 3/2019. Ảnh: Reuters

Phát ngôn viên Ortagus khẳng định hệ thống phòng không này "không nên được đưa vào hoạt động", và "chúng tôi cũng đã nói rõ về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với mối quan hệ an ninh của chúng tôi nếu Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt hệ thống".

Cảnh báo trên được Washington đưa ra sau khi một bản tin trên Reuters cho thấy "một cột khói hướng cao lên bầu trời trong xanh" gần thành phố Sinop, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nhà phân tích quốc phòng Turan Oguz của hãng tin này, đó là kiểu khói của một vụ phóng tên lửa S-400 do Nga sản xuất.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, bộ này sẽ không khẳng định hay phủ nhận bất kỳ vụ thử tên lửa nào. Trước đó, Ankara thông báo ý định đưa các hệ thống S-400 mua của Nga vào hoạt động đầy đủ cuối năm 2020.

Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu nhiều sức ép từ Mỹ vì hợp đồng mua "rồng lửa" S-400 của Nga. Sau khi Ankara nhận bốn khẩu đội tên lửa đầu tiên hồi tháng 8/2019, Washington tạm dừng cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chương trình chiến cơ F-35 và dọa sẽ áp cấm vận.

Thanh Hảo

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tái triển khai ở Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tái triển khai ở Biển Đông

Trong đợt triển khai này tại Biển Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, diễn tập huấn luyện chiến thuật.

Nhật Bản ra mắt tàu ngầm tấn công mới

Nhật Bản ra mắt tàu ngầm tấn công mới

Trong nỗ lực tăng cường an ninh hàng hải, Nhật Bản ngày 14/10 đã cho hạ thủy tàu ngầm tấn công thế hệ mới do nước này tự đóng.