Hải quân Mỹ tin rằng Trung Quốc đã bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo DF-21D được thiết kế nhằm chống lại Hải quân Mỹ, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm. 

Đáp lại, Mỹ cũng triển khai các biện pháp phòng thủ và đáp trả DF-21D. Tất nhiên, chi tiết của nỗ lực này vẫn đang được giữ bí mật. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

Nghi vấn Trung Quốc thử 'sát thủ tàu sân bay'

Clip mô phỏng thử nghiệm tên lửa DF-21D của Trung Quốc. Nguồn: Youtube

DF-21 về cơ bản nặng 15 tấn, hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa này dài 10,7m và rộng 140cm. Tầm bắn dao động từ 1.700-3.000km tùy thuộc vào từng kiểu.

DF-21D được cho là có tầm bắn trong khoảng từ 1.500-2.000km. Trong khi loại đầu đạn tên lửa từ 0,5-2 tấn thường mang theo vũ khí hạt nhân, một số dạng khác lại mang theo đầu đạn thường, bao gồm loại dùng để chống lại chiến hạm.

Một số tên lửa mang đầu đạn thường được sử dụng để chống các mục tiêu tại Đài Loan. Điều này là vì DF-21 là một tên lửa đạn đạo tầm xa hơn, và nhắm trúng mục tiêu ở Đài Loan nhanh hơn là các tên lửa đạn đạo tầm ngắn hơn (1200km). Điều này cũng có nghĩa là DF-21 bay quá nhanh so với các tên lửa chống tên lửa Pac-3 của Đài Loan.

Cho tới gần đây, chưa có bằng chứng nào cho thấy hệ thống DF-21D hoàn thiện được thử nghiệm. Nhưng các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một vật thể hình chữ nhật màu trắng, dài 200m tại sa mạc Gobi (tây Trung Quốc) có hai hố sâu lớn.

Có vẻ như đây là một ‘mục tiêu’ cho DF-21D thử nghiệm, và hai hố sâu này là do tên lửa tạo ra. Các hàng không mẫu hạm của Mỹ thường dài quá 300m, nhưng các tàu sân bay nhỏ hơn (các tàu đổ bộ cùng với chỗ cất hạ cánh của máy bay lên thẳng) chỉ dài gần 200m.

Nhìn vào thử nghiệm này thì dường như Trung Quốc đang lên kế hoạch sử dụng tên lửa DF-21D để chống các tàu chiến nhỏ hơn, hoặc là họ chỉ muốn xem tên lửa có độ chính xác đến mức nào.

Trong vòng ba năm qua thì rất nhiều thành phần của DF-21D được thử nghiệm, nhưng phải cho đến khi các bức ảnh vệ tinh này được đưa ra mới thấy là chưa có bằng chứng nào cho thấy có bất kỳ một cuộc thử nghiệm hệ thống hoàn thiện chống lại mục tiêu có kích cỡ tương đương tàu sân bay thật.

Trong vòng 2 năm qua, có các bức ảnh cho thấy tên lửa DF-21D trên các thiết bị phóng di động (TEL), và các tuyên bố về đơn bị được thành lập vào ba năm trước. Giờ đây là các cuộc thử nghiệm.

Điều vẫn chưa được thử nghiệm có vẻ như là một thử nghiệm mang tính ‘tập dượt’ nhằm vào một tàu lớn (một tàu chở dầu cũ hoặc tàu chở container) đang di động trên biển. Nhưng điều này rồi sẽ xảy ra.

Trong khi đó, Trung Quốc có ba vệ tinh ‘cảm biến từ xa’ trên quỹ đạo Trái đất. Được trang bị với ra-đa (SAR) hoặc các camera số, các vệ tinh này có thể quét các tàu trên biển, Trung Quốc nói rằng mục đích của họ đơn thuần là vì khoa học.

Một ra-đa SAR đặc thù có thể tạo nên các bức ảnh với chất lượng ở độ phân giải khác nhau. Ở độ phân giải trung bình (3m), ra-đa có thể bao quát cả khu vực rộng 40x40km. Ở cấp độ phân giải thấp hơn (20m), ra-đa này bao phủ một vùng rộng từ 100x100km. Ba vệ tinh này của Trung Quốc khiến cho nhiều người nghi ngờ rằng chúng giống như một hệ thống do thám quân sự trên biển hơn. Đây chính là mối nối còn thiếu cho hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc được thiết kế để tấn công tàu sân bay Mỹ.

Trung Quốc đã phát triển DF-21D trong khoảng một thập kỷ. Hầu hết nỗ lực phát triển đều nhằm vào hệ thống có thể giúp chọ tìm kiếm và phát hiện các tàu sân bay.

Bản thân trên đầu đạn của tên lửa DF-21D, các cảm biến có thể được sử dụng công nghệ tầm nhiệt cho điểm tiếp cận cuối cùng. Thứ công nghệ này đã được thảo luận suốt nhiều thập kỷ, nhưng Trung Quốc có vẻ như đã kết hợp các chiến thuật, cảm biến và các hệ thống tên lửa để làm nên tất cả điều này.

Điểm then chốt là phải có được các hệ thống cảm biến phức tạp có thể bao gồm các vệ tinh, các tàu ngầm, hoặc các máy bay tuần tra biển có thể tìm ra địa điểm chung của tàu sân bay trước khi phóng đi tên lửa đạn đạo. Các cảm biến này có vẻ như đã hoàn toàn sử dụng được, như chính tên lửa DF-21D.

Lực lượng Pháo binh số 2 của Trung Quốc vận hành tất cả các tên lửa đạn đạo tầm xa phóng trên đất liền. Các đơn vị của lực lượng này tác chiến ở một số tỉnh thành đã được mở rộng hơn trong những năm qua, bao gồm hai lữ đoàn trang bị DF-21D.

Như vậy, Lực lượng Pháo binh số 2 có 10 lữ đoàn DF-21 cùng với các lữ đoàn có các loại tên lửa khác. Mỗi lữ đoàn tên lửa DF-21 lại có sáu tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn lại có hai bệ phóng di động), hai tiểu đoàn duy tu và bảo dưỡng, một tiểu đoàn quản lý khu vực, một tiểu đoàn tín hiệu và một tiểu đoàn các biện pháp đối phó số (ECM). Tám lữ đoàn DF-21 còn lại trong Lực lượng pháo binh này đều là những loại cũ hơn.

Lê Thu (theo SP)