Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã đề xuất giới hạn với các bên nhận tài trợ nghiên cứu và sản xuất chip từ phía nước này, bao gồm quy định về đầu tư mở rộng sản xuất ở những quốc gia như Trung Quốc và Nga.
Samsung Electronics và SK Hynix, 2 nhà sản xuất chip nhớ lần lượt đứng đầu và thứ hai thế giới, đều có cơ sở sản xuất ở Đại lục.
Tại Mỹ, Samsung đang xây dựng nhà máy ở Texas có giá trị lên tới 25 tỷ USD, trong khi đó, tập đoàn SK, công ty mẹ của SK Hynix cũng thông báo kế hoạch chi 15 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ vào năm ngoái. Cả 2 công ty đều trong danh sách có thể nộp đơn xin tài trợ từ Washington.
Theo đó, những công ty nhận tài trợ sẽ phải giới hạn mức tăng trưởng năng lực sản xuất chip tại Trung Quốc, đo bằng các tấm wafers, ở mức 5% trong vòng 10 năm và mức 10% với các loại vi xử lý cũ hơn.
Họ sẽ không bị hạn chế đầu tư vào công nghệ hay nâng cấp quy trình hoặc thay thế thiết bị cần thiết cho hoạt động của các cơ sở sản xuất hiện có - Bộ Thương mại Hàn Quốc thông tin.
“Các cơ sở sản xuất đang hoạt động tại Trung Quốc của chúng ta dự kiến vẫn có thể tiếp tục bảo trì và mở rộng một phần nhà máy, cũng như được nâng cấp công nghệ”, trích tuyên bố của nhà chức trách.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết đã lên kế hoạch phối hợp với ngành công nghiệp tại địa phương, phân tích những quy tắc vừa được đề xuất và tham vấn ý kiến của các đối tác Mỹ trong vòng 60 ngày.
TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đang đầu tư 40 tỷ USD xây nhà máy mới ở Arizona, cũng có hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, từ chối bình luận về các quy tắc đề xuất của Mỹ.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Hàn Quốc hoan nghênh kế hoạch gần đây của Samsung đầu tư 230 tỷ USD phát triển cơ sở sẩn xuất chip trong nước trong vòng 20 năm là phù hợp so với những bất ổn khi đầu tư vào Trung Quốc hay Mỹ.
Theo Reuters
Đối tác hãng thiết bị chip hàng đầu thế giới cân nhắc xây nhà máy tại Việt Nam
Hàn Quốc tìm cách giảm phụ thuộc chip AI Mỹ