Thời báo Phố Wall đưa tin Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) dẫn đầu nỗ lực này. Đây là cơ quan chuyên hỗ trợ an ninh lương thực và nguồn nước cho các quốc gia khác.
Tại châu Phi và Trung Đông, Huawei và ZTE nắm hơn 50% thị phần thiết bị viễn thông. Huawei giành nhiều hợp đồng cung ứng thiết bị 5G cho Nam Phi. Công ty cũng cung ứng các công nghệ khác như hệ thống nhận diện gương mặt tại Uganda.
Phó Giám đốc USAID Bonnie Glick trả lời Thời báo Phố Wall rằng họ sẽ cảnh báo các nước đang phát triển về rủi ro an ninh mạng tiềm tàng khi dùng thiết bị Huawei. USAID cũng khuyến nghị họ không sử dụng các cơ quan tài chính Trung Quốc, chẳng hạn Ngân hàng Phát triển Trung Quốc vì có thể đặt tài sản quốc gia vào nguy hiểm. Bà nhận xét các nước có nguy cơ mắc khoản nợ khổng lồ và Trung Quốc sẽ chiếm quyền kiểm soát tài sản quốc gia.
Kế hoạch của Mỹ sẽ có lợi cho những đối thủ của Huawei như Nokia, Ericsson, Samsung. Tất cả đều đang phát triển bộ thiết bị 5G cạnh tranh với Huawei và ZTE.
Ngoài ra, Washington cũng đang vận động đồng minh tại châu Âu loại bỏ Huawei vì nguy cơ gián điệp mạng. Mỹ tố cáo các công ty Trung Quốc như Huawei có thể bị yêu cầu theo dõi cho Bắc Kinh và đánh cắp bí mật thương mại. Huawei phủ nhận cáo buộc.
Tháng 7 năm nay, Anh tuyên bố cấm tất cả thiết bị Huawei khỏi mạng 5G vào năm 2027 do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng linh kiện quan trọng của hãng.
Du Lam (Theo Telegraph)
Hàn - Nhật không chặn Huawei theo yêu cầu của Mỹ
Theo truyền thông Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước này cho biết sẽ không cấm Huawei hay công ty Trung Quốc khác tham gia mạng viễn thông theo yêu cầu của Mỹ.