Truyền thông nhà nước Myanmar dẫn lời Quyền Tổng thống Myint Swe thông báo: "Tình trạng khẩn cấp sẽ được kéo dài thêm 6 tháng nữa, bắt đầu từ ngày 1/2”.
Việc gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ đẩy lùi thời điểm nhà chức trách phải tổ chức các cuộc bầu cử theo Hiến pháp Myanmar, vốn dự kiến ban đầu diễn ra vào tháng 8 năm nay.
Theo đài truyền hình MRTV, phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh và Quốc phòng cùng ngày, Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội Myanmar thừa nhận, hơn 1/3 số thành phố và thị trấn của nước này hiện không nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính quyền quân sự.
Ông Min Aung Hlaing nói, mặc dù các cuộc tuần hành trên đường phố đã chấm dứt nhưng “bạo lực vẫn còn đó”. Ông cáo buộc các nhóm chống chính quyền quân sự cản trở kế hoạch bầu cử, đồng thời khẳng định “các cuộc bỏ phiếu đa đảng cần được tổ chức đúng theo nguyện vọng của người dân”.
Myanmar đã rơi vào tình cảnh hỗn loạn kể từ khi quân đội dưới sự lãnh đạo của ông Min Aung Hlaing tiến hành đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự, bắt giữ cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức thuộc đảng của bà ngày 1/2/2021.
Bình luận mới nhất của lãnh đạo quân đội Myanmar được đưa ra đúng vào dịp kỷ niệm 2 năm chính biến, với các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh của chính phủ và các tay súng chống đối vẫn tiếp diễn khắp cả nước, làm suy yếu nền kinh tế.
Mỹ, Anh, Canada và Australia không công nhận chính quyền quân sự ở Myanmar. Những nước này hôm 1/2 thông báo áp một đợt trừng phạt mới nhằm vào các quan chức trong chính quyền quân sự, cũng như những thực thể ủng hộ họ ở quốc gia Đông Nam Á.
Lãnh đạo quân sự Myanmar không được mời dự hội nghị ASEAN
Brunei hôm nay (16/10) cho biết, một đại diện phi chính trị từ Myanmar thay vì lãnh đạo quân sự nước này sẽ được mời tới dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN trong tháng này.
Myanmar trả tự do cho hàng nghìn người biểu tình
Chính quyền quân sự Myanmar hôm 30/6 đã trả tự do cho gần 2.300 người từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính biến.