Việt Nam cần xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự lực và tự cường, để sớm trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Công nghiệp hỗ trợ có thể coi là chìa khóa mấu chốt thúc đẩy nội lực cho nền kinh tế Việt Nam. Dịch Covid-19 dẫn tới sự đứt gãy của chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc làm chủ công nghệ, làm chủ chuỗi sản xuất.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành CNHT vẫn còn thấp. Nghị quyết 115 về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT vừa được Chính phủ ban hành ngày 6/8 đã nêu rõ mục tiêu, đến năm 2025, Việt Nam cần có 1.000 doanh nghiệp và đến năm 2030, cần 2000 doanh nghiệp đủ năng lực trở thành vệ tinh cho các DN và Tập đoàn đa quốc gia.
Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành CNHT và đạt các mục tiêu trên? Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” do báo VietNamNet tổ chức hi vọng sẽ góp phần tìm được lời giải này.
Toạ đàm có sự tham gia của 3 khách mời:
TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Bà Trần Thị Thu Trang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty điện tử Hanel PT, Chủ tịch CLB doanh nghiệp phát triển bền vững Keieijuku
Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương
Trân trọng mời bạn đọc theo dõi toàn bộ chương trình toạ đàm tại video sau:
Một số hình ảnh tại chương trình:
TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế |
TS Trần Đình Thiên và bà Nguyễn Thị Xuân Thuý |
Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương |
Bà Trần Thị Thu Trang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty điện tử Hanel PT, Chủ tịch CLB doanh nghiệp phát triển bền vững Keieijuku |
Các khách mời tại chương trình toạ đàm Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam |
VietNamNet
Kyoyo Việt Nam mở rộng sản xuất, làm chủ công nghệ đúc mẫu chảy
Kyoyo Việt Nam là công ty có tuổi đời non trẻ, mới thành lập 5 năm những đã có dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực đúc mẫu chảy. Dù dịch Covid-19 còn phức tạp, công ty vẫn mở rộng máy thứ 2 tại Hà Nội.