Theo đó, hai công ty trúng thầu hợp đồng của NASA là Axiom Space và Collins Aerospace, trong đó Axiom Space đã thực hiện các chuyến bay thương mại tới ISS và có một trạm vũ trụ tư nhân.
Hai công ty này sẽ phát triển độc lập các mẫu bộ đồ phi hành gia, sau đó tiến hành thử nghiệm trong buồng chân không trên Trái Đất, trong không gian, hoặc ngay bên ngoài ISS.
Quá trình này sẽ kéo dài đến năm 2025, trước khi NASA triển khai chuyến bay đầu tiên đưa con người trở lại Mặt Trăng (sứ mệnh Artemis 3). NASA sẽ tiến hành đánh giá và lựa chọn các mẫu thiết kế phù hợp để tiếp tục sử dụng cho các sứ mệnh trong tương lai.
Phi hành gia tàu Apollo 11 trong bộ đồ vũ trụ lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Ảnh: NASA |
Phát biểu với báo giới, Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA - bà Vanessa Wyche, cho biết: "Những bộ đồ vũ trụ sẽ gắn liền với lịch sử khi con người quay trở lại Mặt Trăng. Chúng ta sẽ có phi hành gia da màu đầu tiên và phụ nữ đầu tiên, những người sẽ mặc và sử dụng bộ đồ thế hệ mới trong không gian".
NASA chưa công bố giá trị của các hợp đồng, nhưng được biết mức chi phí tối đa là 3,5 tỷ USD đến năm 2034.
Theo NASA, bộ đồ vũ trụ hiện tại đã được sử dụng trong 40 năm qua. Những bộ đồ vũ trụ mới sẽ linh hoạt, đa dụng và bền hơn so với thiết kế trước đây. NASA đã đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho hai công ty chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất.
Theo đó, cả bộ đồ lên ISS và Mặt Trăng đều cần có tính năng liên lạc hiện đại, công nghệ máy tính và các hệ thống hỗ trợ sự sống với khả năng dự trữ mạnh mẽ hơn cho những trường hợp khẩn cấp.
Phiên bản lên Mặt Trăng cũng sẽ có tính năng di chuyển nâng cao để đi bộ, cúi xuống và lùi lại dễ dàng hơn trên các bề mặt không bằng phẳng.
Theo Baotintuc
Hai tỷ phú giàu nhất thế giới tranh hợp đồng đóng tàu vũ trụ cho NASA
Blue Origin phản đối quyết định của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) về trao một hợp đồng trị giá 2,9 tỷ USD cho SpaceX...