Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Czech Daniel Blazhkovets trong cuộc họp báo gần đây diễn ra tại căn cứ Ramstein, Đức, nói rằng sáng kiến nâng cấp tính năng cho các chiến tăng T-72 Ukraine đã được thực hiện với sự hợp tác ba bên gồm Cộng hòa Czech, Mỹ và Hà Lan nhằm mục đích “nêu bật cam kết mạnh mẽ trong việc củng cố an ninh khu vực”.
“Trong dự án chung được thực hiện giữa chúng tôi, Washington và Amsterdam, hơn 90 xe tăng T-72 đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa, có 37 xe trong số đó được bàn giao cho phía Kiev”, trang Army Recognition dẫn lời ông Blazhkovets nói.
Theo Army Recognition, dự án nâng cấp xe tăng T-72 cho Ukraine của ba quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bao gồm những hạng mục như nâng cấp hệ thống ảnh nhiệt và trang thiết bị nhìn đêm bên trong xe; tăng cường khả năng phòng vệ của xe trước các loại tên lửa chống tăng bằng giáp phản ứng nổ (ERA)…
Vũ khí viện trợ tuồn lậu về châu Âu
Nhà báo nổi tiếng người Mỹ Seymour Hersh hôm 22/4 tuyên bố rằng, nhiều loại vũ khí có nguồn gốc từ phương Tây được chuyển giao cho Ukraine đang trôi nổi trên thị trường chợ đen ở một số quốc gia châu Âu.
“Ba Lan, Romania và một số quốc gia khác có đường biên giới chung với Ukraine đang ‘ngập’ trong những vũ khí mà Mỹ và các nước đồng minh viện trợ cho Kiev. Thông thường, những người ở cấp bậc đại tá và một số khác, sẽ đích thân đưa những vũ khí viện trợ ra bán lại ở chợ đen. Cần lưu ý rằng, chính nhiều quốc gia phương Tây vào năm ngoái cũng bày tỏ lo ngại về những vũ khí chuyển cho Ukraine, chẳng hạn tên lửa Stinger, có thể bắn hạ máy bay ở độ cao đáng kể”, kênh truyền thông Azerbaycan24 dẫn lời ông Hersh nói.
Theo Azerbaycan24, tuyên bố trên của nhà báo Hersh hoàn toàn có cơ sở, khi đài CBS của Mỹ vào tháng Tám năm ngoái dẫn lời ông Jonas Ohman, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ Blue-Yellow ủng hộ Ukraine, nói rằng chỉ khoảng 30% vũ khí phương Tây viện trợ cho Kiev tới được tiền tuyến.