Thách thức chuyển đổi số với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Trong các tháng dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ông Trần Viết Quân, CEO của Tanca cho biết, công ty đã nhận thấy 2 xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô trên 100 nhân viên sẽ ráo riết tìm kiếm giải pháp và áp dụng các giải pháp chuyển đổi số và nhóm các doanh nghiệp dưới 100 nhân viên chủ yếu là tìm hiểu, tham khảo là chính. Điều này cho thấy là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đối diện với các khó khăn rất lớn trong kinh doanh và vì thế chuyển đổi số có thể chưa phải là ưu tiên hàng đầu của họ.
Giải pháp chấm công bằng camera AI do Tanca cung cấp
Một vấn đề quan trọng khác là dù nhiều doanh nghiệp đã biết chuyển đổi số là quan trọng nhưng chính chủ doanh nghiệp cũng không biết bắt đầu từ đâu hoặc không hiểu các thuật ngữ về công nghệ thế nào. Do không thật sự hiểu họ không dám chi tiền cho chuyển đổi số. Điều này cũng có một phần vị họ không có đội ngũ làm công nghệ trong doanh nghiệp để tư vấn và tìm kiếm giải pháp. Và ngay cả khi có các giải pháp giải quyết vấn đề, khả năng chi trả cho các giải pháp công nghệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất hạn chế do bị đứt gãy doanh thu và phải thắt lưng buộc bụng.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã áp dụng giải pháp chuyển đổi số từ sớm nhưng đến hiện tại họ vẫn loay hoay vì ứng dụng nhưng không hiệu quả, hoặc không thể triển khai chuyên sâu hoặc họ đã chọn những giải pháp phức tạp hơn so với nhu cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp gặp đại dịch thay vì tiếp tục tìm giải pháp thì lại từ bỏ luôn chuyển đổi số.
Phân nhóm chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Nhận thấy nhận thức, mức độ áp dụng công nghệ, khả năng sẵn sàng và đội ngũ sẽ áp dụng triển khai của các doanh nghiệp là không đồng đều. Mỗi doanh nghiệp sẽ cần áp dụng “bài thuốc” khác nhau hoặc cũng có thể họ chỉ cần “thuốc bổ” để gia tăng thêm trong chiến lược chuyển đổi số của họ. Tanca, đã phân ra thành 3 nhóm doanh nghiệp chuyển đổi số với các mức độ khác nhau. Nhóm thứ nhất là nhóm doanh nghiệp truyền thống và chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào. Nhóm thứ hai là nhóm đã ứng dụng và trên con đường số hóa và chuyển đổi số doanh nghiệp. Nhóm thứ ba là đã áp dụng và tiến đến giai đoạn khai thác dữ liệu, phân tích để tối ưu hóa cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ở nhóm thứ nhất, công ty ứng dụng những công nghệ cơ bản nhất vào quá trình chuyển đổi số. Ví dụ đơn giản như sử dụng Camera trí tuệ nhân tạo mà Tanca gọi là “thiết bị chuyển đổi số cơ bản”. Camera trí tuệ nhân tạo giúp giải quyết bài toán chấm công, đếm khách hàng, đo nhiệt độ nhân viên, tích hợp hệ thống mở khóa cửa. Hay sử dụng điện thoại để điểm danh làm việc tại nhà, quản lý nhân viên ở bên ngoài thị trường, tại các công trường…
Giải pháp đầu tiên mà Tanca đưa ra giúp doanh nghiệp là quản lý thời gian làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp để tối ưu hóa khâu vận hành. Ở giải pháp này chi phí rất rẻ và đa phần doanh nghiệp có thể sử dụng được.
Ở nhóm thứ hai là các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc số hóa hoàn toàn giấy tờ, số hóa quy trình và quản lý toàn bộ công việc, khách hàng trên hệ thống hay quản lý các mục tiêu và chiến lược công ty. Nhóm này được áp dụng các giải pháp cao hơn như OKR, BSC, Workflow….Thường ở nhóm này thời gian triển khai lâu hơn vì nó sẽ bắt đầu quá trình chuyển đổi nhiều bộ phận, phòng ban hay các thành viên…
Ở nhóm thứ ba, các doanh nghiệp sẽ sử dụng các dữ liệu trên hệ thống để bắt đầu phân tích. Họ có thể đánh giá được chất lượng nhân sự, năng lực nhân viên thế nào, hiệu suất làm việc trên toàn hệ thống, quản trị các mục tiêu đang thực hiện đến đâu… Nhóm này được áp dụng hệ thống các báo cáo động theo thời gian thực và có thể quản lý chủ yếu dựa vào các báo cáo trên hệ thống.
Thử chuyển đổi số trước khi chuyển đổi số thật sự
Một trong những vấn đề đau đầu của chủ doanh nghiệp là không biết ứng dụng vào có hiệu quả hay không? Có tác động đến hoạt động kinh doanh và doanh thu thế nào? Các doanh nghiệp sẽ bắt gặp rất nhiều quảng cáo, rất nhiều giải pháp và họ rất lúng túng để chọn giải pháp phù hợp.
Tanca đã đưa là giải pháp là thử trước dùng sau, cho phép doanh nghiệp bắt đầu dùng thử nghiệm từ 7 đến 60 ngày tùy quy mô doanh nghiệp và đưa đội ngũ hỗ trợ để cùng làm với họ. Các quy mô thử nghiệm có thể ở mức toàn bộ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ hay chỉ ở một bộ phận. Khi thử nghiệm sẽ có các chỉ số để đánh giá mức độ triển khai thành công để làm cơ sở khi triển khai chính thức. Chính việc áp dụng cho phép dùng thử trong mùa dịch, nhiều doanh nghiệp ngay khi thành phố mở cửa đã bắt đầu áp dụng chính thức vào doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp này cũng phát triển hệ thống API mở và kết nối với trên 10 phần mềm trong và ngoài nước để cho phép khách hàng có thể kết nối các dữ liệu qua lại với nhau. Trước đây nhiều giải pháp không cho phép kết nối dữ liệu, điều này khiến các doanh nghiệp khi mua giải pháp về thì gặp khó trong việc tập hợp dữ liệu.
Mục tiêu của Tanca trong năm 2022 là kết nối với các nhiều các giải pháp càng tốt để giúp trải nghiệm khách hàng đồng nhất. Nền tảng này cũng đưa các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật vào hệ thống để giúp các doanh nghiệp có người nước ngoài có thể sử dụng.
Ông Trần Viết Quân, CEO của Tanca cho biết, vì đa phần doanh nghiệp vẫn đang đối diện với rất nhiều khó khăn sau dịch Covid-19, nên công ty cũng áp dụng chính sách giá rất hỗ trợ cho doanh nghiệp ngoài việc dùng thử miễn phí và hỗ trợ 24/7. Công ty không buộc khách hàng thanh toán trước 01 năm mà tùy thuộc vào khả năng chi trả của họ Ngoài ra, không chỉ có chính sách giá tốt công ty còn cộng thêm thời gian sử dụng hay tính năng.
Lê Mỹ
Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương chuyển đổi số
Tròn 1 năm sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu và bảo trợ truyền thông, Base.vn đã thực hiện nhiều hoạt động trong việc giúp các doanh nghiệp và địa phương chuyển đổi số.