Cảnh báo trên vừa được Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Novosti.
Ông Ryabkov khẳng định Moscow buộc phải hành động nếu phương Tây từ chối tham gia Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) ở châu Âu. Nga đã đề xuất thỏa thuận này như một phần các biện pháp nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraina.
Bệ phóng tên lửa đạn đạo Iskander-M trong quá tình di chuyển từ bãi huấn luyện Alabino tới Moscow. Ảnh: Sputnik |
"Không có tiến triển theo hướng một giải pháp chính trị - ngoại giao cho vấn đề này sẽ buộc Nga phải đáp trả bằng biện pháp quân sự", Thứ trưởng Ryabkov tuyên bố. "Đó sẽ là một cuộc đối đầu, vòng tiếp theo, triển khai những công cụ như vậy từ phía chúng tôi".
Các vũ khí hạt nhân tầm trung bị cấm ở châu Âu vào năm 1987 theo hiệp ước được ký kết giữa Tổng thống Mỹ khi đó, ông Ronald Reagan, và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Tuy nhiên, năm 2019, Mỹ rút khỏi hiệp ước này với lý do Kremlin vi phạm các điều khoản khi triển khai một tên lửa hành trình mà NATO gọi là Screwdriver ở vùng lãnh thổ của Nga phía tây dãy núi Ural. Moscow bác bỏ cáo buộc này.
Nga tố Mỹ cùng các đồng minh NATO đang tiến gần hơn đến việc tái triển khai các tên lửa tầm trung, trong đó có việc khôi phục Bộ Tư lệnh Pháo binh số 56 hồi háng 11. Đây là đơn vị từng vận hành tên lửa tầm trung Pershing mang đầu đạn hạt nhân trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Phía NATO khẳng định Mỹ sẽ không triển khai thêm tên lửa ở châu Âu và sẵn sàng đối phó với Nga bằng vũ khí thường. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ryabkov thẳng thừng nói rằng Moscow "không hề tin" vào lời hứa của NATO trừ khi chúng được viết thành văn bản.
Trao đổi với hãng tin Reuters, Gerhard Mangott – một chuyên gia người Áo chuyên về kiểm soát vũ khí – nhận định nếu NATO tiếp tục từ chối đàm phán một thỏa thuận mới, Nga gần như chắc chắn sẽ triển khai tên lửa Screwdriver ở biên giới phía tây nước này.
Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Thanh Hảo
Ông Putin tuyên bố Nga dẫn đầu thế giới về tên lửa siêu thanh
Tổng thống Vladimir Putin quả quyết, Nga đang dẫn đầu thế giới về tên lửa siêu thanh và vào thời điểm các quốc gia khác bắt kịp, nước này có thể đã phát triển được công nghệ chống lại thứ vũ khí đó.