Hồi tháng 10 vừa qua, Tổng thống Vladimir Putin đề nghị mở rộng Hiệp ước này (hết hạn vào tháng 2 tới) thêm một năm nữa mà không đưa ra điều kiện nào, và bàn bạc tất cả những vấn đề kiểm soát vũ khí trong năm đó.
Một tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman 3 được thử từ bệ phóng thử tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California. Ảnh: AP |
Báo Nga Sputnik ngày 16/11 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói rằng chính quyền hiện thời của Mỹ quyết định không mở rộng START Mới. Ông cho biết thêm, phía Mỹ rõ ràng coi đề nghị của Moscow kéo dài thỏa thuận là "không ổn", thậm chí "không thể chấp nhận được".
Thông báo trên được ông Ryabkov đưa ra một tuần sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ quan ngại rằng cả Tổng thống Donald Trump hoặc ông Joe Biden khó có thể đưa ra bất kỳ đề nghị quan trọng nào với Moscow về thỏa thuận chiến lược, dù việc gia hạn START Mới có lợi cho tất cả các bên.
START Mới được ký năm 2010 và ngày nay vẫn là thỏa thuận cắt giảm vũ khí duy nhất còn lại giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước sẽ hết hạn vào tháng 2/2021, nhưng Washington chưa công bố quyết định về việc gia hạn.
Ban đầu, Moscow muốn gia hạn Hiệp ước thêm 5 năm nhưng Mỹ chủ trương từ bỏ START Mới và ký một thỏa thuận mới thay thế. Sau đó, Moscow đề nghị mở rộng hiệp ước hiện nay thêm một năm.
Thanh Hảo
Hé lộ kế hoạch phút chót trừng phạt Trung Quốc của ông Trump
Tổng thống Donald Trump sẽ thực hiện một loạt chính sách cứng rắn nhằm vào Trung Quốc trong 10 tuần cuối cùng của nhiệm kỳ.
Trung Quốc - Thử thách đối ngoại lớn nhất của ông Biden
Ở nhiều quốc gia, các nhà lãnh đạo đang cố gắng thu hút sự chú ý của ông Joe Biden, hy vọng cài đặt lại quan hệ với chính quyền mới của Mỹ và khôi phục những chuẩn mực đã thay đổi dưới thời Tổng thống Donald Trump.