Đây là thông tin được nhiều ngân hàng cho biết trong cuộc điều tra xu hướng tín dụng nửa cuối năm do Vụ Dự báo, thống kê của Ngân hàng Nhà nước thực hiện với 95% tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Theo cơ quan nghiên cứu của NHNN, nửa đầu năm nay, rủi ro tín dụng được các nhà băng nhận định tăng nhưng chậm hơn 6 tháng cuối năm 2020 ở tất cả lĩnh vực, trừ các khoản vay thuộc lĩnh vực kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; chứng khoán và du lịch được đánh giá rủi ro tăng mạnh hơn.

Trong đó, mức độ rủi ro của các khoản vay kinh doanh du lịch tiếp tục được nhiều nhà băng đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong giai đoạn này. Điều này có nguyên nhân chính từ việc ngành du lịch vẫn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh Covid-19.

Trước tác động khó lường của dịch, rủi ro tín dụng cũng được dự báo tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm nay và sẽ giảm nhẹ vào năm 2022.

Ngan hang muon that chat cho vay mua nha anh 1

Các ngân hàng sẽ thắt chặt tiêu chuẩn cho vay mua nhà để ở trong nửa cuối năm nay. Ảnh: Nam Khánh.

Mặt bằng rủi ro ghi nhận tăng trong nửa đầu năm nay nhưng nhóm 17 ngân hàng thương mại trọng yếu (70% quy mô hệ thống ngân hàng) cho biết vẫn có xu hướng nới lỏng hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp và giữ nguyên tiêu chuẩn với khách hàng cá nhân.

Về cuối năm, các ngân hàng dự kiến nới lỏng hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với hầu hết nhóm khách hàng. Trong đó, ưu tiên nới lỏng đối với nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng với hầu hết lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên.

Trong khi đó, dòng vốn tín dụng ngân hàng dự kiến vẫn thắt chặt với lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán; kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; và đầu tư kinh doanh du lịch.

Lãnh đạo các ngân hàng cho biết cơ sở để nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng nửa cuối năm nay với một số khách hàng là nhờ triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan và chính sách, định hướng của Chính phủ, NHNN cùng với năng lực tài chính của các ngân hàng được cải thiện.

DƯ NỢ TÍN DỤNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐẾN CUỐI QUÝ I/2021
Nguồn: SBV, Tổng hợp
Nhãn Mua, sửa nhà để ở Kinh doanh bất động sản Phục vụ đời sống BOT, BT giao thông Đầu tư chứng khoán Khác
Dư nợ tín dụng tỷ đồng 1198369 651631 1870000 108000 45300 5588852

Ngoài nhóm lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các ngân hàng cũng dự kiến thắt chặt hơn đối với hoạt động cho vay mua bất động sản để ở.

Ngược lại, các khoản vay trong lĩnh vực tiêu dùng dự kiến được nới lỏng hơn trong nửa cuối năm nay và giữ ổn định với hoạt động cho vay qua thẻ tín dụng.

Chia sẻ về cơ cấu tín dụng, các ngân hàng cho biết lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là 3 lĩnh vực chính tạo động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống nửa đầu năm nay, cũng như dự kiến cả năm nay và năm 2022.

Cũng trong báo cáo của cơ quan dự báo thống kê NHNN, các ngân hàng đều cho rằng nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng đã tăng trong nửa đầu năm nay và dự báo tiếp tục tăng trong nửa cuối năm ở tất cả đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực, ngoại trừ nhu cầu tín dụng cho đầu tư, kinh doanh du lịch giảm.

(Theo Zing)

Lãi suất vay mua nhà thấp nhất trong nhiều năm qua

Lãi suất vay mua nhà thấp nhất trong nhiều năm qua

Nhiều ngân hàng tung ra chính sách hấp dẫn cho khách vay mua nhà như giảm lãi suất, tăng thời hạn cho vay. Lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, chỉ 5%/năm.