4h sáng 16/2, anh Phạm Văn Tuấn (trú quận Ba Đình, Hà Nội) lên chuyến đò tại bến Yến để đi lễ chùa Hương đầu năm mới. Biết tin chùa Hương chính thức mở cửa đón khách, vì sợ ùn tắc nên anh Tuấn chủ động cùng bạn bè đến sớm để cầu mong may mắn trong năm mới. 

Từ hôm nay, chùa Hương chính thức mở cửa đón khách sau thời gian dài tạm dừng hoạt động vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trước đó 3 ngày, UBND huyện Mỹ Đức cho mở cửa thí điểm và đã đón khoảng 5.000 lượt du khách đến với chùa Hương. 

Theo ghi nhận của VietNamNet, ngay từ sáng sớm, dù thời tiết tại xã Hương Sơn mưa dày hạt nhưng có đông người đi lễ đầu năm. Nhiều chủ thuyền làm việc xuyên đêm để phục vụ khách có nhu cầu. Đặc biệt, tại khu vực đền Trình có hàng trăm người dân đến làm lễ. Các lối ra vào đền chật kín người ra vào.  

{keywords}
Người dân đi lễ chùa Hương từ mờ sáng

Ông Viên (chủ đò tại bến Yến) cho biết, từ đêm đến rạng sáng nay gia đình ông thay nhau trực tại bến để phục vụ khách có nhu cầu đi thuyền. Dù lượng khách vắng hơn mọi năm nhưng việc mở cửa đón khách giúp gia đình ông và nhiều hộ dân có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống. 

"Từ đêm qua đến 7h sáng nay, tôi chở khoảng 5 lượt khách. Mỗi chuyến dao động từ 5-10 người", ông Viên nói và cho biết giá vé đi thuyền đã được niêm yết theo quy định của Ban tổ chức lễ hội. 

Có mặt từ rất sớm tại bến Yến, anh Phạm Văn Tuấn (24 tuổi, trú quận Ba Đình) cùng bạn bè đã thuê chuyến đò để đi lễ chùa Hương. Với công việc buôn bán kinh doanh, anh Tuấn đi lễ chùa với hi vọng một năm nhiều may mắn, an lành.

{keywords}
Những chuyến đò ngược xuôi trong đêm tại bến Yến

Trưởng Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn Nguyễn Bá Hiển cho biết, dự kiến trong ngày đầu mở cửa chính thức, chùa Hương dự kiến đón khoảng 5.000 khách. Ông Hiển cho biết, ban tổ chức đặt mục tiêu an toàn, phòng chống dịch Covid-19 lên hàng đầu khi mở cửa đón khách. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn khi đi thuyền cũng được ưu tiên quan tâm.

Trước đó, chiều 15/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng đoàn công tác đến thị sát, kiểm tra toàn tuyến du lịch khu di tích đặc biệt thắng cảnh Hương Sơn...

Từ bến đò suối Yến, đoàn công tác kiểm tra kỹ từng phần việc nhỏ như trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang trên các thuyền; việc phân luồng, đảm bảo giãn cách ở các điểm thờ tự, bán vé vào khu di tích; lộ trình đi lại. Tại các điểm thờ tự, những người tham gia phục vụ du khách đều đã được tiêm đủ ít nhất 2 mũi vắc xin phòng Covid-19. Đoàn công tác nhìn nhận, huyện Mỹ Đức đã chuẩn bị kĩ lưỡng các bước để đón khách an toàn. 

{keywords}
Rất đông du khách đi lễ ở đền Trình
{keywords}
Các lối ra vào đền Trình chật cứng người dân 

Theo Bí thư huyện ủy Mỹ Đức Nguyễn Ngọc Việt, với thời lượng tham quan lễ hội kéo dài, nên mặc dù Mỹ Đức đang kiểm soát tình hình dịch Covid-19 tốt, huyện vẫn yêu cầu các bộ phận làm việc trách nhiệm, tập trung ở mức cao nhất. 

"Chúng tôi mong muốn được đón khách thập phương về tham quan y tế trong điều kiện thích ứng linh hoạt. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân đến với chùa Hương tuân thủ các quy định phòng chống dịch như tiêm đủ vắc xin, thực hiện tốt 5K...", ông Việt cho biết.  

Để đảm bảo phòng chống dịch, huyện Mỹ Đức bố trí 8 chốt kiểm soát dịch và 3 lều y tế lưu động để xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ: Sốt, ho, mệt mỏi có yếu tố dịch tễ...

{keywords}
Người dân đi lễ chùa Hương sáng 16/2
{keywords}
Ông Viên (60 tuổi) lau dọn thuyền để đón khách trong ngày đầu đón khách
{keywords}
Dù lượng khách giảm so với các năm nhưng việc mở cửa đón khách giúp người dân có thêm thu nhập
{keywords}
Một gia đình lên thuyền đi lễ chùa Hương đầu năm
{keywords}
 
{keywords}
Có những chuyến thuyền chở một du khách
{keywords}
Những chuyến thuyền ngược xuôi trên bến Yến

Hà An 

Rét căm căm, nghìn người đội mưa trẩy hội chùa Hương

Rét căm căm, nghìn người đội mưa trẩy hội chùa Hương

Trời rét căm căm, hàng nghìn du khách vẫn đội mưa, đi thuyền đến khu vực Bến Trò để lên chùa vãn cảnh, lễ Phật ở chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội).