Câu chuyện về 16 nạn nhân sống sót sau khi chuyến bay 571 của Uruguay đâm xuống dãy núi Andes được gọi là "Phép màu của Andes". Họ được cứu sau hai tháng gặp nạn.

Mỹ buộc tội tin tặc TQ tấn công một loạt quốc gia

"Sư phụ" của nhà tiên tri Vanga dự đoán về năm 2019

Triều Tiên ra điều kiện phi hạt nhân hóa với Mỹ

Ngày 22/12/1972, các nạn nhân sống sót sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc trên được cứu sau hơn hai tháng mắc kẹt trên dãy núi Andes. Sau này, các hành khách may mắn tiết lộ, họ phải ăn thịt những bạn bè đã chết để duy trì sự sống, theo History.

Tai họa bất ngờ

Ngày 13/10/1972, chuyến bay 571 của Không quân Uruguay rời thành phố Mendoza, Argentina chở câu lạc bộ bóng bầu dục Old Christians của Montevideo, Uruguay tới dự trận đấu sẽ diễn ra ở Santiago, Chile. Để tới được Chile, máy bay phải bay qua các đỉnh núi phủ đầy tuyết của dãy núi Andes và có nhiều dấu hiệu cho thấy, đó không phải là chuyến bay dễ dàng.

Phi công chính đã có kinh nghiệm nhiều lần bay qua dãy Andes, song phi công phụ mà ông đang huấn luyện, người thực sự cầm lái máy bay, lại chưa có nhiều giờ bay. Một ngày trước đó, thời tiết xấu đã buộc máy bay phải hạ cánh ngay sau khi rời Montevideo. Ngày 13/10, khi máy bay đi vào vùng núi, nó bị những đám mây dầy đặc bao trùm.

{keywords}
 

Do tầm nhìn gần như bằng không, phi công phải dựa vào các thiết bị đo đạc để biết máy bay đang ở đâu. Vào giữa chiều, máy bay liên lạc với kiểm soát viên không lưu ở Santiago để thông báo họ đã tới gần thành phố Curico và chuẩn bị đáp xuống Santiago.

Dựa vào thông báo về vị trí của phi công, đài không lưu cho phép họ hạ cánh. Tuy nhiên, thực tế là máy bay lúc này lại đang ở đâu đó gần Santiago. Phi công đã đọc sai thông tin từ các thiết bị, vì vậy, thay cho việc hạ cánh theo hướng sân bay mà anh ta nghĩ, thì máy bay lại đâm xuống núi.

Cánh phải máy bay bị xé rách và thân máy bay bị cắt làm đôi. Trong số 45 hành khách trên máy bay, chỉ còn 33 người sống sót sau tai nạn, một số bị thương nặng. Tất cả bị mắc kẹt trên đỉnh núi.

Hai cầu thủ có mặt trên chuyến bay là Gustavo Zerbino và Roberto Canessa là sinh viên trường y ở Uruguay. Họ đã cố sức giúp đỡ những hành khách bị thương. Tuy nhiên, khi mặt trời lặn và nhiệt độ hạ thấp, có thêm 5 người bị thương đã thiệt mạng trong đêm đầu tiên.

{keywords}
 

Khi máy bay không tới Santiago như đã định, chính quyền Chile đã phái các máy bay cứu hộ đi tìm kiếm nạn nhân. Một số máy bay đã bay qua khu vực máy bay gặp nạn. Những người sống sót cố gửi tín hiệu tới lực lượng cứu hộ nhưng không máy bay nào phát hiện được.

Các hành khách sống sót tìm thấy một đài bán dẫn xách tay trong máy bay và họ đã dùng nó để theo dõi các nỗ lực cứu hộ, dù không phát được tín hiệu tới bất cứ ai để báo rằng họ còn sống.

Chiến đấu để tồn tại

Những người sống sót mất vài ngày để dựng nơi trú ẩn tạm từ những mảnh vỡ của máy bay. Vốn đã yếu và bị thương, những người sống sót còn phải chịu nhiệt độ dưới 0 độ.

Tình hình còn trầm trọng hơn khi lượng thực phẩm họ tìm thấy trong đống đổ nát chỉ có giới hạn. Ngày qua ngày, mọi nỗ lực gửi tín hiệu đến máy bay cứu hộ đều không thành công, nhiều người bắt đầu lo lắng, họ sẽ bỏ mạng tại đây.

Ban đầu, một số người cố gắng duy trì sự sống bằng việc ăn các mẩu da của ghế máy bay. Tuy nhiên, tới ngày thứ 10, họ bàn nhau và đi tới một thỏa thuận, theo đó, nếu ai chết, những người còn lại sẽ ăn thịt đó để sống sót. Đây là quyết định vô cùng khó khăn vì hầu hết thành viên đội bóng đều là những người ngoan đạo.

{keywords}
Sống sót ly kì sau tai nạn máy bay

Vào ngày thứ 11, một số người sống sót nghe qua đài bán dẫn rằng cuộc tìm kiếm máy bay gặp nạn đã bị hủy bỏ do không có dấu hiệu sự sống. Thông tin này khiến tinh thần những người sống sót suy sụp. Chưa đầy một tuần trước đó, tuyết lở đã cướp đi mạng sống của thêm 8 người.

Với những người sống sót, khả năng sống sót duy nhất của tất cả là ai đó phải xuống núi và xin trợ giúp. Những thành viên khỏe khoắn nhất của đội đã quyết định thử vận may. Ngày 12/12, hai tháng sau khi máy bay gặp nạn, 3 người khỏe nhất là Roberto Canessa, 19 tuổi và Fernando Parrado, 22 tuổi khởi hành về hướng Chile.

Sau hành trình kéo dài 10 ngày, họ gặp một chủ trại người Chile đang ngồi trên lưng ngựa - ông Sergio Catalán. Tới ngày 22/12, trực thăng cứu hộ đã đưa 7 người đầu tiên rời núi, những người còn lại được cứu một ngày sau đó. Tính tổng số có 16 người sống sót sau thảm họa.

Câu chuyện về họ trở nên nổi tiếng với tiêu đề "Phép màu của Andes". Roberto Canessa sau này trở thành một bác sỹ chuyên khoa tim nổi tiếng và thậm chí còn trở thành ứng viên Tổng thống.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Trận chiến vịnh Ormoc là một loạt trận chiến diễn ra giữa Hải quân và Không quân Nhật với lực lượng Mỹ tại biển Camotes thuộc Philippines trong Thế chiến 2.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Ngày 20/12/1987, một phà chở khách quá tải đâm một tàu chở dầu ngoài khơi Manila, Philippines, gây tai nạn đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thứ 2 bị luận tội

Ngày này năm xưa: Tổng thống Mỹ thứ 2 bị luận tội

Ngày 19/12/1998, sau gần 14 tiếng tranh luận, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn hai điều khoản luận tội chống lại Tổng thống Bill Clinton, cáo buộc ông khai man và cản trở công lý.

Ngày này năm xưa: Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ

Ngày này năm xưa: Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ

Ngày 18/12/1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ chính thức được phê chuẩn, đảm bảo không có nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào tồn tại ở nước Mỹ.