Đó là vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong vòng 100 năm tại Nga, xảy ra lúc 9h sáng ngày 15/2.

Khi bay vào bầu khí quyển trái đất, thiên thạch đã biến thành một quả cầu lửa, di chuyển với vận tốc 54.000 km/h, gần gấp 44 lần vận tốc âm thanh. Nó vụt qua bầu trời khu vực Ural ở phía nam Nga rồi nổ tung kèm theo ánh sáng chói lòa ở độ cao 15-25km so với mặt đất vùng Chelyabinsk. Đường bay của thiên thạch tạo với mặt đất một góc 20 độ.

{keywords}
 
{keywords}
Vệt thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk

Theo ước tính của NASA, thiên thạch có đường kính 17m, nặng 7.700-10.000 tấn, giải thoát năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ TNT, tương đương sức công phá của 20-25 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.

{keywords}
 

Các nhân chứng mô tả tiếng nổ của thiên thạch tựa như âm thanh một con tàu rơi từ trên trời, còn ánh sáng nó phát ra chiếu trắng mọi vật một cách dị thường.

Xung chấn từ vụ nổ khiến hàng vạn cửa sổ trong vùng vỡ tan, khiến cả nghìn cư dân trong vùng bị thương do bị kính văng vào cơ thể. Các nhà chức trách thống kê hơn 3.700 công trình, tòa nhà bị hư hại, với 700 trường học, hơn 200 bệnh viện và các công trình an sinh xã hội bị vỡ cửa kính.

{keywords}
 

Sức ép từ vụ nổ lớn đến nỗi 11 trong tổng số 45 trạm theo dõi sóng hạ âm của Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện đã phát hiện nó. 

Thiệt hại vật chất lên đến hàng chục triệu đôla.

{keywords}
 

Những người sưu tầm thiên thạch trên khắp thế giới đã đổ tới Chelyabinsk để tìm kiếm những mảnh vỡ của khối thiên thạch. Các nhà khoa học Nga cho hay họ đã tìm thấy 53 mảnh thiên thạch tại hồ Chebarkul gần Chelyabinsk. Chiều rộng của mọi mảnh đều nhỏ hơn 10mm.

Thiên thạch rơi xuống Chelyabinsk là vật thể lớn nhất được biết đã chạm vào Trái Đất kể từ khi sự kiện Tunguska năm 1908, cũng khiến nhiều người bị thương.

Thanh Hảo