1. Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên của Việt Nam diễn ra vào năm nào?

  • 1930
    0%
  • 1945
    0%
  • 1954
    0%
  • 1975
    0%
Chính xác

Ngày Quốc tế Lao Động đầu tiên của nước ta tổ chức năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đây được xem là dấu mốc cho sự phát triển của giai cấp công nhân, đấu tranh chống lại thực dân, đế quốc nhằm giành lấy độc lập tự do và quyền lợi chính đáng cho bản thân.

Thông qua các buổi diễu hành, người công nhân, lao động đã đấu tranh trực diện với chính quyền thuộc địa, yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương và ngày làm việc 8 giờ. Đỉnh cao của giai đoạn này là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh với sự tham gia của hàng vạn nông dân, công nhân tại Nghệ An và Hà Tĩnh. 

2. Ngày Quốc tế Lao động lần đầu được tổ chức công khai tại Thủ đô Hà Nội năm nào?

  • 1936
    0%
  • 1938
    0%
  • 1945
    0%
  • 1946
    0%
Chính xác

Trước Cách mạng tháng Tám, lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phải tổ chức bí mật thông qua hình thức treo cờ, rải truyền đơn nhằm tránh tổn thất cho lực lượng nông dân, công nhân trước sự đàn áp của thực dân. Đến năm 1936, nhờ thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu được tổ chức công khai tại Hà Nội.

Ngày 1/5/1938, quy mô mít tinh chào mừng ngày Quốc tế Lao động được mở rộng với hàng chục nghìn người tập trung tại Nhà Đấu Xảo, nay là Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô. Đây cũng là sự kiện lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 – 1939), đánh dấu tầm vóc và sự trưởng thành trong cách tổ chức, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Ngày lễ lao động đầu tiên của nước Mỹ diễn ra vào 1/5/1886 kết thúc như thế nào?

  • Người lao động bị đàn áp dã man
    0%
  • Giới chủ chấp nhận yêu cầu làm 8h/ngày
    0%
  • Cả hai ý trên
    0%
Chính xác

Ngày 1/5/1886, công nhân thành phố Chicago, Mỹ khởi xướng cuộc đình công nhằm gây sức ép lên giới chủ, yêu cầu thực hiện chính sách làm việc 8 giờ mỗi ngày. Cùng hôm đó, nước Mỹ nổ ra hơn 5.000 cuộc bãi công với sự tham gia của hàng trăm ngàn người tại nhiều địa phương. Thủ đô Washington cũng không phải ngoại lệ.

Xung đột giữa người lao động và giới chủ diễn ra dữ dội, đỉnh điểm là việc cảnh sát đàn áp bằng cách bắn vào công nhân, khiến nhiều người chết và bị thương. Bạo lực tiếp diễn đến ngày 4/5/1886, trước khi kết thúc bằng vụ thảm sát Haymarket. Dù tổn thất nặng nề, những người công nhân đã buộc giới chủ phải nhượng bộ, chấp nhận yêu cầu “8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi và 8 giờ vui chơi”. 

4. Đâu là nước đầu tiên cho người dân nghỉ và ngày Quốc tế Lao động?

  • Mỹ
    0%
  • Trung Quốc
    0%
  • Liên Xô
    0%
  • Anh
    0%
Chính xác

Năm 1889, ba năm sau cuộc thảm sát Haymarket tại Mỹ, Quốc tế Công sản đã họp tại Paris và quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm là ngày biểu dương lực lượng, đấu tranh cho giai cấp công nhân toàn thế giới. Đến 1920, Liên Xô chính thức cho phép người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương vào ngày 1/5. Sáng kiến này sau đó được triển khai tại nhiều nước khác.

5. Tại Việt Nam, tháng 5 còn được gọi là gì?

  • Tháng Công nhân
    0%
  • Tháng Công – Nông
    0%
  • Tháng Lao động
    0%
  • Tháng Quốc tế Lao động
    0%
Chính xác

Năm 2012, theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động, Việt Nam quyết định gọi tháng 5 hàng năm là Tháng Công nhân. Đây là động thái nhằm tôn vinh người lao động, cam kết đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức lao động, hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp.