Sơ lược về Material Design
Material Design là ngôn ngữ thiết kế được Google áp dụng cho Android 5.0 Lollipop, đánh dấu sự khởi động của một cuộc cách mạng về mặt giao diện trên các thiết bị Android. Gây ấn tượng với người dùng bằng cách nhấn mạnh vào các mảng màu đậm táo bạo, những hình khối phẳng, các chi tiết trôi nổi lạ mắt, kết hợp với đó còn là hiệu ứng chuyển động mượt mà gợi cảm giác tự nhiên.
Material Design ra đời với nhiệm vụ cực kì quan trọng: hợp nhất thiết kế giao diện ứng dụng xuyên suốt nhiều loại thiết bị khác nhau - điện thoại, máy tính bảng, máy tính, thiết bị đeo được, TV, tất cả mọi thứ.
Điểm ưu việt của Material Design
Khắc phục sự phân mảnh của Android: Như đã nói ở trên Material Design ra đời với nhiệm vụ cực kì quan trọng: hợp nhất thiết kế giao diện phần mềm xuyên suốt nhiều loại thiết bị khác. Material Design được coi như bộ chuẩn chung về thiết kế giao diện ứng dụng từ các bên thứ ba, lẫn các đối tác phần cứng đang tham gia vào hệ sinh thái Google.
Giao diện thân thiện với người dùng: Phong cách thiết kế Material Design nhắm đến sự đơn giản, thân thiện, sử dụng nhiều mảng màu đậm nổi bật, tạo ấn tượng với người dùng khi bắt đầu trải nghiệm ứng dung. Material Design tạo cảm giác thân thiện, giao diện xuyên suốt giữa nhiều thiết bị khác nhau.
Xu hướng sử dụng Material Design trong thiết kế sản phẩm
Thiết kế phẳng đã đạt được nhiều cú đột phá trong năm 2014 và tiếp tục là xu hướng trong năm mới 2015. Tuy nhiên, luồng gió mới trong thiết kế sản phẩm năm 2015 sẽ đến từ Material Design hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá mạnh mẽ.
Với những ưu điểm vượt trội, thân thiện hơn với nhà phát triển. Giao diện đẹp mắt, xuyên suốt, tạo thiện cảm với người dùng. Cộng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía nhà phát triển Google. Việc ứng dụng Material Design trong thiết kế sản phẩm sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tương lai.
Ví dụ về các sản phẩm Quốc tế và Việt Nam đã bắt kịp xu hướng này
Sản phẩm quốc tế
Cái tên cần nhắc đến đầu tiên chính là các ứng dụng của Google – cha đẻ của ngon ngữ Material Design. Ứng dụng mà bạn có thể thấy rõ nhất về Material Design đó là Inbox. Trình quản lý email mới có giao diện nhẹ nhàng, cách sắp xếp email thông minh, các nút nổi nổi trên những thành phần đồ hóa khác rất đúng chất Material. Những hiệu ứng khi xóa, lưu trữ email hay khi mở các menu cũng rất tự nhiên, chúng di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia chứ không đột ngột xuất hiện.
Ứng dụng từ bên thứ ba, phải kể đến Facebook - ứng dụng mà ai ai cũng dùng, Evernote ( ứng dụng ghi chú nổi tiếng trên Android ), Wave Calendar – lịch, Textra – trình tin nhắn mạnh mẽ trên androd, Numix Calculator - ứng dụng máy tính. Ngoài ra còn rất nhiều những ứng dụng từ bên thứ 3 đang chuyển dần qua ngôn ngữ Material Design.
Sản phẩm Việt Nam
Ví dụ đầu tiên là Laban Key. Đây là ứng dụng bàn phím bên thứ 3, với nhiều giao diện khác nhau, có cả giao diện bản phím Android 5.0.
Một sản phẩm cũng rất đáng quan tâm là mạng xã hội chia sẻ, đánh giá game ứng dụng di động đầu tiên của người Việt – ePlay. Ứng dụng này cũng áp dụng ngôn ngữ thiết kế Material Design, xuyên suốt giao diện người dùng từ điện thoại, máy tính bảng, website.
Bảo Việt