1. Tỉnh thành nào có ngôi chùa lớn nhất thế giới?

  • Ninh Bình
    0%
  • Hà Nam
    0%
  • Quảng Ninh
    0%
  • Hà Nội
    0%
Chính xác

Quần thể chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) có tổng diện tích khoảng 5.100 ha, bao gồm hồ nước rộng 1.000 ha, dãy núi đá và rừng tự nhiên có diện tích 3.000 ha, các thung lũng rộng gần 1.000 ha. Hiện chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

2. Chùa Tam Chúc được xây vào thời nào?

  • 0%
  • Trần
    0%
  • 0%
  • Đinh
    0%
Chính xác

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh cách đây khoảng 1.000 năm. Cũng bởi vị trí được bao bọc bởi hồ Tam Chúc phía trước, dãy núi Thất Tinh phía sau, nên ngôi chùa này gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. 

3. Chùa Tam Chúc gắn với truyền thuyết “Tiền lục nhạc, hậu thất tinh”. Lục nhạc ở đây là gì?

  • 6 cây đàn
    0%
  • 6 chiếc trống
    0%
  • 6 chiếc kèn
    0%
  • 6 quả chuông
    0%
Chính xác

Tương truyền, khi xưa có 7 ngôi sao sáng trên 7 ngọn núi ở vùng Tam Chúc, hiện thân của 7 nàng tiên nữ ngao du đến chốn này. Vì quá say đắm vẻ đẹp và phong cảnh ở đây, các nàng đã mải chơi không chịu về.

Thế nên, nhà trời cử người mang chuông đến để gọi các nàng về 6 lần, nhưng vô ích. 6 hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ được ví như 6 quả chuông nhà trời để lại, tức là “Lục nhạc”, còn 7 ngọn núi kia là “Thất tinh”.

Sau đó, một số người đã tìm đến núi Thất Tinh để đục đẽo, đốt lửa, hòng lấy đi 7 ngôi sao. Lửa lớn khiến 4 ngôi sao bị mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi. Ngôi chùa Thất Tinh trong làng Tam Chúc cũng vì vậy mà đổi tên thành chùa Ba Sao. Mảnh đất Ba Sao nơi chùa Tam Chúc tọa lạc cũng được đặt theo tích ấy.

4. Ngôi chùa nào cũng nổi tiếng ở Hà Nam?

  • Chùa Dâu
    0%
  • Chùa Bà Đanh
    0%
  • Chùa Vàng
    0%
  • Chùa Tây Thiên
    0%
Chính xác

Chùa Bà Đanh tọa lạc tại Kim Bảng, Hà Nam được nhiều người biết tới qua câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”. Chùa có diện tích khoảng 10ha.

Theo người dân địa phương, câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” hình thành do xưa kia, chùa nằm ở vị trí xa dân cư, ba mặt là sông, rừng chắn lối và có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách nhanh nhất để tới chùa là chèo thuyền qua sông Đáy. Vì bất tiện nên người hành hương tới đây thưa thớt.

Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã phối hợp cùng Bộ để đầu tư nâng cấp, tôn tạo chùa Bà Đanh.

5. Tỉnh Hà Nam là quê hương của nhà văn nổi tiếng nào?

  • Ngô Tất Tố
    0%
  • Kim Lân
    0%
  • Nam Cao
    0%
  • Nguyễn Công Hoan
    0%
Chính xác

Nam Cao (? – 1951) là nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của thế kỷ XX. Ông sinh ra tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Tác phẩm “Chí Phèo” nổi tiếng của ông cũng được lấy cảm hứng từ những địa điểm, con người có thực tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân; nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Hiện tại, di tích “Ngôi nhà Bá Kiến” ở làng Đại Hoàng đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch đến với Hà Nam.